Kế hoạch rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng được ban hành nhằm mục đích gì?
- Kế hoạch rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng được ban hành nhằm mục đích gì?
- Nội dung công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng được quy định như thế nào?
- Có phải công bố danh mục các văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Bộ Xây dựng ban hành sau khi rà soát không?
Kế hoạch rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng được ban hành nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-BXD năm 2024, Kế hoạch rà soát văn bản quy phạm pháp luật được ban hành với mục đích sau:
- Hoạt động rà soát văn bản quy phạm pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời ngay khi có căn cứ rà soát văn bản, công khai, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; không bỏ sót văn bản thuộc trách nhiệm rà soát; kịp thời xử lý kết quả rà soát; tuân thủ trình tự rà soát.
- Kịp thời phát hiện quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đế đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới;
- Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp; tính thống nhất, đồng bộ; tính khả thi và yêu cầu công khai, minh bạch, dễ tiếp cận của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan, người có thẩm quyền.
Kế hoạch rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng được ban hành nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Nội dung công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-BXD năm 2024, nội dung công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
- Rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng để kịp thời phát hiện các quy định trái Hiến pháp, Luật hoặc không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội mà cần phải dừng thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới. (Căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; văn bản, tài liệu chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; kết quả điều tra, khảo sát, thông tin thực tiễn liên quan đến văn bản được rà soát)
- Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm phù hợp với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản được rà soát.
- Thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn, theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Tổ công tác về rà soát văn bản quy phạm pháp luật hoặc khi nhận được kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân để đề xuất Bộ Xây dựng hoặc cấp có thẩm quyền xem xét bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới theo quy định.
- Tổ chức rà soát, lập danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Xây dựng ban hành hoặc được giao chủ trì soạn thảo hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần theo Mẫu số 03 và Mẫu số 04 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP để công bố theo quy định.
Có phải công bố danh mục các văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Bộ Xây dựng ban hành sau khi rà soát không?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục II Kế hoạch kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-BXD năm 2024 như sau:
II. KẾ HOẠCH RÀ SOÁT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
...
3. Kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật
- Kết quả rà soát được thể hiện bằng Hồ sơ rà soát văn bản; đề xuất các hình thức xử lý văn bản theo quy định tại Điều 143 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ), bao gồm: bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản, thay thế, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản, ngưng hiệu lực một phần hoặc toàn bộ văn bản trong một thời hạn nhất định;
- Báo cáo kết quả rà soát, xử lý văn bản sau rà soát đối với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tư pháp, các Tổ công tác về rà soát văn bản quy phạm pháp luật và các cơ quan khác.
- Công bố danh mục các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Xây dựng ban hành hoặc được giao chủ trì soạn thảo hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần.
Như vậy, sau khi có kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật phải tiến hành công bố danh mục các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Xây dựng ban hành hoặc được giao chủ trì soạn thảo hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?