Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành do ai ban hành?
Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành do ai ban hành?
Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành do ai ban hành, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2021/TT-BTP có quy định về xây dựng, ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật như sau:
Xây dựng, ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Căn cứ xây dựng, ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật
a) Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp cuối năm về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm sau, kết quả hoạt động giám sát của Quốc hội, nội dung trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri trong năm đó và thực tiễn thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đề xuất, xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trước ngày 01 tháng 01 của năm kế hoạch.
b) Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành
Căn cứ kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành và thực tiễn thi hành pháp luật trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, trong lĩnh vực được phân công của cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của bộ, ngành trước ngày 30 tháng 01 của năm kế hoạch, gửi về Bộ Tư pháp để theo dõi, tổng hợp.
c) Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Ủy ban nhân dân các cấp ban hành
…
Như vậy, theo quy định trên thì kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành do ai ban hành? (Hình từ Internet)
Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật gồm các nội dung chủ yếu nào?
Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật gồm các nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 04/2021/TT-BTP như sau:
- Mục đích, yêu cầu;
- Lĩnh vực pháp luật theo dõi, đánh giá;
- Các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật và tiến độ thực hiện;
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện kế hoạch;
- Kinh phí thực hiện kế hoạch.
Ai có trách nhiệm kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành?
Ai có trách nhiệm kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-BTP như sau:
Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật
1. Phạm vi trách nhiệm kiểm tra
a) Bộ Tư pháp kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước; kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành.
Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện việc kiểm tra,
b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc; kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, lĩnh vực được phân công của cơ quan thuộc Chính phủ.
Tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Tư pháp kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước; kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Một số bài vè chúc Tết, thơ chúc Tết Nguyên đán cho trẻ em hay, dễ thuộc? Tổng hợp các quyền cơ bản của trẻ em?
- Hướng dẫn đăng nhập Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?
- Tải bảng tổng hợp sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng mới nhất? Quy định về chi phí xây dựng khi xác định sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng?
- Mẫu Tờ trình xin kinh phí Đại hội chi bộ mới nhất? Tải mẫu Tờ trình xin kinh phí tổ chức Đại hội chi bộ?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư làm việc theo nguyên tắc gì? Nhiệm vụ quyền hạn Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư?