Kế hoạch thực hành sư phạm của trường thực hành sư phạm có cần được phê duyệt không? Nội dung thực hành sư phạm gồm những gì?
Kế hoạch thực hành sư phạm của trường thực hành sư phạm có cần được phê duyệt không?
Kế hoạch thực hành sư phạm của trường thực hành sư phạm (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 16/2014/TT-BGDĐT quy định về kế hoạch thực hành sư phạm của trường thực hành sư phạm như sau:
Hoạt động thực hành sư phạm
1. Kế hoạch thực hành sư phạm
a) Kế hoạch thực hành sư phạm có các nội dung chính sau đây: Mục đích yêu cầu; nội dung; thời gian, địa điểm; đơn vị và cá nhân thực hiện; cách thức tổ chức công tác thực hành sư phạm và kinh phí cho hoạt động thực hành sư phạm;
b) Kế hoạch thực hành sư phạm hằng năm được xây dựng căn cứ vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm áp dụng trong các cơ sở đào tạo giáo viên và nhiệm vụ năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông do cơ quan quản lí giáo dục địa phương hướng dẫn, chỉ đạo;
c) Kế hoạch thực hành sư phạm của trường thực hành sư phạm do hiệu trưởng nhà trường phối hợp với người đứng đầu cơ sở đào tạo giáo viên xây dựng và được người đứng đầu cơ sở đào tạo giáo viên phê duyệt (đối với trường thuộc cơ sở đào tạo giáo viên) hoặc người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục địa phương theo phân cấp quản lý hiện hành phê duyệt (đối với trường thuộc địa phương).
Theo đó, kế hoạch thực hành sư phạm của trường thực hành sư phạm do hiệu trưởng nhà trường phối hợp với người đứng đầu cơ sở đào tạo giáo viên xây dựng.
Kế hoạch thực hành sư phạm này phải được người đứng đầu cơ sở đào tạo giáo viên phê duyệt (đối với trường thuộc cơ sở đào tạo giáo viên) hoặc người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục địa phương theo phân cấp quản lý hiện hành phê duyệt (đối với trường thuộc địa phương).
Kế hoạch thực hành sư phạm này có các nội dung chính sau đây:
- Mục đích yêu cầu thực hành sư phạm;
- Nội dung thực hành sư phạm;
- Thời gian, địa điểm thực hiện công tác thực hành sư phạm;
- Đơn vị và cá nhân thực hiện công tác thực hành sư phạm;
- Cách thức tổ chức công tác thực hành sư phạm;
- Kinh phí cho hoạt động thực hành sư phạm.
Nội dung thực hành sư phạm của trường thực hành sư phạm gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 16/2014/TT-BGDĐT thì nội dung thực hành sư phạm của trường thực hành sư phạm bao gồm các nội dung sau:
- Tìm hiểu các hoạt động giáo dục trong trường học;
- Tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục;
- Tập làm các thao tác, rèn kỹ năng các công việc dạy học, giáo dục;
- Tập làm giáo viên trong các hoạt động dạy học, trong công tác chủ nhiệm lớp và trong các hoạt động giáo dục khác;
- Tham gia các hoạt động chuyên môn của tập thể giáo viên, nhà trường.
Trường thực hành sư phạm là cơ sở thực hành của sinh viên sư phạm đúng không?
Tại Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 16/2014/TT-BGDĐT quy định như sau:
Vị trí pháp lý của trường thực hành sư phạm
1. Trường thực hành sư phạm thực hiện đầy đủ các quy định của Điều lệ trường mầm non, trường phổ thông tương ứng và là cơ sở thực hành của sinh viên sư phạm theo quy định tại Quy chế này.
2. Trường thực hành sư phạm là trường mầm non, trường phổ thông trực thuộc cơ sở đào tạo giáo viên (do cơ sở đào tạo giáo viên đề xuất thành lập) hoặc trực thuộc cơ quan quản lý giáo dục địa phương (gọi là trường thuộc địa phương). Cơ sở đào tạo giáo viên chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục địa phương lựa chọn, phê duyệt danh sách các trường mầm non, trường phổ thông có đủ các điều kiện được giao nhiệm vụ trường thực hành sư phạm trong từng giai đoạn.
Căn cứ quy định trên thì trường thực hành sư phạm là cơ sở thực hành của sinh viên sư phạm dưới loại hình trường mầm non, trường phổ thông.
Trường thực hành sư phạm này do cơ sở đào tạo giáo viên chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục địa phương lựa chọn, phê duyệt danh sách các trường mầm non, trường phổ thông có đủ các điều kiện được giao nhiệm vụ trường thực hành sư phạm trong từng giai đoạn.
Trường thực hành sư phạm sẽ trực thuộc một trong các đơn vị sau:
- Cơ sở đào tạo giáo viên (do cơ sở đào tạo giáo viên đề xuất thành lập);
- Cơ quan quản lý giáo dục địa phương (gọi là trường thuộc địa phương).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?