Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên phải được xây dựng dựa trên những yếu tố nào?
- Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên phải được xây dựng dựa trên những yếu tố nào?
- Kinh phí để tiến hành thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên phải lấy từ đâu?
- Cơ sở nào sẽ đảm nhiệm thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên?
Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên phải được xây dựng dựa trên những yếu tố nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên như sau:
"Điều 8. Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên
1. Căn cứ vào định hướng, mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên của cả nước, địa phương, nhu cầu sử dụng giáo viên và chỉ tiêu cần đạt quy định tại các điều 4, 5 và 6 Nghị định này, việc xây dựng kế hoạch được thực hiện như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kế hoạch hàng năm thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở;
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch 5 năm theo lộ trình 2020 - 2025 và 2026 - 2030.
2. Xây dựng kế hoạch:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch 5 năm theo lộ trình 2020 - 2025 và 2026 - 2030, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm căn cứ xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm;
b) Hàng năm, các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông xây dựng kế hoạch, gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) ban hành kế hoạch và gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục - Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu (sau đây gọi chung là Sở Giáo dục và Đào tạo);
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kế hoạch hàng năm do Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu, đề xuất trên cơ sở kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi kế hoạch về Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, theo dõi và chỉ đạo tổ chức thực hiện.
3. Nội dung chính của kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm bao gồm:
a) Mục tiêu, nguyên tắc, cách thức chọn cử giáo viên tham gia đào tạo;
b) Xác định lộ trình; số lượng giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở phải thực hiện đào tạo nâng trình độ chuẩn từng năm và cả lộ trình;
c) Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân trong triển khai thực hiện kế hoạch.
..."
Theo đó, kế hoạch được xây dựng dựa theo định hướng, mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên của cả nước, địa phương, nhu cầu sử dụng giáo viên và chỉ tiêu cần đạt.
Việc xây dựng kế hoạch phải được dựa trên những nội dung chính được quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 71/2020/NĐ-CP vừa nêu trên.
Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên phải được xây dựng dựa trên những yếu tố nào?
Kinh phí để tiến hành thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên phải lấy từ đâu?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về kinh phí thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên như sau:
"Điều 9. Kinh phí thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên
1. Kinh phí thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên do ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật; ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương khi chưa cân đối được ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục bảo đảm kinh phí để chi trả các chế độ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định này cho giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn.
3. Việc thanh toán kinh phí đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên cho các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu theo quy định của pháp luật."
Như vậy, kinh phí để thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên do ngân sách địa phương bảo đảm.
Việc thanh toán kinh phí đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên cho các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu theo quy định của pháp luật
Đối với lương của giáo viên vào những ngày tham gia thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo thì phần chi phí này thì các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục phải tự bảo đảm kinh phí để chi trả.
Cơ sở nào sẽ đảm nhiệm thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu trong đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên như sau:
"Điều 7. Phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu trong đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên
1. Việc đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở được thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu giữa các địa phương với cơ sở đào tạo giáo viên trên cơ sở kế hoạch thực hiện hàng năm của các địa phương.
2. Việc giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên thực hiện theo các quy định hiện hành về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
3. Đơn giá thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu việc đào tạo nâng trình độ chuẩn giáo viên được xác định bằng mức hỗ trợ tiền đóng học phí đối với sinh viên sư phạm theo quy định hiện hành của pháp luật."
Như vậy, việc thực hiện đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên sẽ được thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu giữa các địa phương với cơ sở đào tạo giáo viên trên cơ sở kế hoạch thực hiện hàng năm của các địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?