Kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan theo quy định bao gồm những nội dung nào?
- Kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan theo quy định bao gồm những nội dung nào?
- Căn cứ xét duyệt kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan gồm những gì?
- Sau khi kế hoạch trang bị được quyết định thì đơn vị nào có trách nhiệm đề nghị Bộ Công an cấp Giấy phép trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ?
Kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan theo quy định bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định về việc lập kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ như sau:
Lập kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ
1. Đơn vị quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ căn cứ yêu cầu về nghiệp vụ thực hiện việc xây dựng, báo cáo nhu cầu trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ cùng thời điểm lập dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm hoặc theo từng chương trình, kế hoạch cụ thể của Tổng cục Hải quan.
2. Kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ phải được tập thể lãnh đạo đơn vị thống nhất trước khi trình Tổng cục Hải quan. Kế hoạch bao gồm những nội dung chính sau:
- Sự cần thiết trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ (nêu rõ lý do cần trang bị; số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ tại đơn vị; trang bị mới hay trang bị thay thế).
- Phương án sử dụng (địa bàn, đơn vị sử dụng).
- Yêu cầu về vũ khí, công cụ hỗ trợ (số lượng, chủng loại, tính năng, tác dụng, thông số cơ bản nếu có).
- Bảng thống kê theo mẫu số 2 đính kèm Quyết định này.
...
Như vậy, theo quy định thì kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan bao gồm những nội dung chính sau đây:
(1) Sự cần thiết trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ (nêu rõ lý do cần trang bị; số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ tại đơn vị; trang bị mới hay trang bị thay thế).
(2) Phương án sử dụng (địa bàn, đơn vị sử dụng).
(3) Yêu cầu về vũ khí, công cụ hỗ trợ (số lượng, chủng loại, tính năng, tác dụng, thông số cơ bản nếu có).
(4) Bảng thống kê theo mẫu: TẢI VỀ
Kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan theo quy định bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ xét duyệt kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan gồm những gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định về việc lập kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ như sau:
Lập kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ
...
2. Kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ phải được tập thể lãnh đạo đơn vị thống nhất trước khi trình Tổng cục Hải quan. Kế hoạch bao gồm những nội dung chính sau:
- Sự cần thiết trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ (nêu rõ lý do cần trang bị; số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ tại đơn vị; trang bị mới hay trang bị thay thế).
- Phương án sử dụng (địa bàn, đơn vị sử dụng).
- Yêu cầu về vũ khí, công cụ hỗ trợ (số lượng, chủng loại, tính năng, tác dụng, thông số cơ bản nếu có).
- Bảng thống kê theo mẫu số 2 đính kèm Quyết định này.
3. Thẩm định kế hoạch:
a) Căn cứ xét duyệt:
- Đối tượng, loại vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị quy định tại Điều 5 Quy chế này.
- Hiện trạng vũ khí, công cụ hỗ trợ đã trang bị cho đơn vị.
- Yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.
- Yêu cầu phát triển, hiện đại hóa của ngành Hải quan.
b) Cục Tài vụ - Quản trị tổng hợp nhu cầu, phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu: rà soát, thẩm định kế hoạch trang bị của đơn vị (chỉ xem xét những kế hoạch có đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này); xây dựng kế hoạch trang bị toàn ngành, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
...
Như vậy, theo quy định thì căn cứ xét duyệt kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ gồm:
(1) Đối tượng, loại vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị.
(2) Hiện trạng vũ khí, công cụ hỗ trợ đã trang bị cho đơn vị.
(3) Yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.
(4) Yêu cầu phát triển, hiện đại hóa của ngành Hải quan.
Sau khi kế hoạch trang bị được quyết định thì đơn vị nào có trách nhiệm đề nghị Bộ Công an cấp Giấy phép trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định về việc lập kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ như sau:
Lập kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ
...
3. Thẩm định kế hoạch:
a) Căn cứ xét duyệt:
- Đối tượng, loại vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị quy định tại Điều 5 Quy chế này.
- Hiện trạng vũ khí, công cụ hỗ trợ đã trang bị cho đơn vị.
- Yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.
- Yêu cầu phát triển, hiện đại hóa của ngành Hải quan.
b) Cục Tài vụ - Quản trị tổng hợp nhu cầu, phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu: rà soát, thẩm định kế hoạch trang bị của đơn vị (chỉ xem xét những kế hoạch có đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này); xây dựng kế hoạch trang bị toàn ngành, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
4. Về Giấy phép trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ: Căn cứ kế hoạch trang bị đã được cấp có thẩm quyền quyết định, Cục Tài vụ - Quản trị báo cáo Tổng cục Hải quan để có văn bản đề nghị Bộ Công an (Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) cấp giấy phép trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ. Thủ tục xin cấp giấy phép trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 20 (đối với vũ khí quân dụng), Điều 29 (đối với vũ khí thô sơ), Điều 56 (đối với công cụ hỗ trợ) Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
5. Việc tổ chức mua sắm vũ khí, công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.
...
Như vậy, theo quy định, căn cứ kế hoạch trang bị đã được cấp có thẩm quyền quyết định, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị Bộ Công an cấp Giấy phép trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?