Kê khai cấp thẻ BHYT (bảo hiểm y tế) cho con khi cả bố và mẹ đều là công an được pháp luật quy định như thế nào?
Bố và mẹ đều là chiến sĩ công an nhân dân, vậy ai là người kê khai BHYT (bảo hiểm y tế) cho con?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Thông tư 57/2019/TT-BCA quy định như sau:
“Điều 8. Cấp thẻ bảo hiểm y tế
1. Kê khai cấp thẻ bảo hiểm y tế:
[...]
b) Đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 4 Điều 3 Thông tư này thì cán bộ, chiến sĩ và công nhân công an đại diện cho thân nhân kê khai các thông tin trên tờ khai tham gia bảo hiểm y tế nộp cho đơn vị quản lý trực tiếp. Trường hợp một người là thân nhân của nhiều cán bộ, chiến sĩ, công nhân công an hoặc một người vừa là thân nhân của cán bộ, chiến sĩ, công nhân công an vừa là thân nhân của quân nhân tại ngũ hoặc người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước hoặc công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, hoặc người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thì thực hiện kê khai theo thứ tự lần lượt như sau:
[...]
- Thân nhân là con đẻ, con nuôi hợp pháp có cả cha và mẹ đều là cán bộ, chiến sĩ hoặc công nhân công an hoặc một người là cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, người kia là quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hoặc một người là công nhân công an, người kia là công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội hoặc người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thì người mẹ có trách nhiệm kê khai;
[...]"
Như vậy, nếu cả bạn và vợ đều thuộc đối tượng là chiến sĩ công an nhân dân thì người mẹ sẽ có trách nhiệm kê khai BHYT cho con.
Kê khai cấp thẻ BHYT
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đối với người lao động, thân nhân của cán bộ, chiến sĩ, công an theo quy định pháp luật
Theo Điều 3 Thông tư 57/2019/TT-BCA quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
- Đối tượng do người lao động và Công an đơn vị, địa phương đóng bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là người lao động), gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;
b) Công nhân công an;
c) Công dân tạm tuyển.
- Đối tượng do ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế, gồm:
a) Thân nhân của cán bộ, chiến sĩ, gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ; cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học phổ thông;
b) Sinh viên là người nước ngoài đang học tập tại trường Công an nhân dân được cấp học bổng từ ngân sách nhà nước.
- Đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế, gồm:
a) Học sinh trường Văn hóa Công an nhân dân;
b) Sinh viên hệ dân sự đang học tập tại các trường Công an nhân dân.
- Đối tượng do Công an đơn vị, địa phương đóng bảo hiểm y tế là thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân gồm những đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
- Đối tượng không tham gia bảo hiểm y tế theo Thông tư này, gồm:
a) Đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này thuộc đối tượng đang tham gia bảo hiểm y tế quy định tại Điều 3, khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (sau đây viết gọn là Nghị định số 146/2018/NĐ-CP);
b) Thân nhân của cán bộ, chiến sĩ, công nhân công an thuộc đối tượng đang tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại các điều 2, 3 và khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP mà đã được Nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế (bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) hoặc thuộc đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP;
c) Thân nhân của công nhân công an thuộc đối tượng đang tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 6 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
Phương thức đóng bảo hiểm y tế được pháp luật quy định như thế nào?
Tại Điều 5 Thông tư 57/2019/TT-BCA quy định như sau:
- Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này: Hằng tháng, Công an đơn vị, địa phương thực hiện đóng bảo hiểm y tế và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ bảo hiểm y tế.
- Đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này: Hằng quý, Công an đơn vị, địa phương chuyển kinh phí đóng bảo hiểm y tế của đối tượng này đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ bảo hiểm y tế. Chậm nhất đến tháng 11 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí đóng bảo hiểm y tế của năm đó.
- Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này: Định kỳ 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần, các trường Công an nhân dân thực hiện thu tiền đóng bảo hiểm y tế phần thuộc trách nhiệm đóng của đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ bảo hiểm y tế.
- Đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này: Hằng tháng, Công an đơn vị, địa phương thực hiện đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng này cùng thời điểm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?