Kế toán công đoàn không là thành viên Ban chấp hành công đoàn có được không? Thủ tục bổ nhiệm kế toán được quy định như thế nào?
Bổ nhiệm kế toán công đoàn cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Thông tư 04/2018/TT-BNV quy định về hồ sơ bổ nhiệm kế toán công đoàn như sau:
- Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của đơn vị quản lý lao động hoặc cơ quan có thẩm quyền);
- Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán theo yêu cầu của vị trí bổ nhiệm;
- Bản sao chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
- Xác nhận của các đơn vị kế toán nơi người được lập hồ sơ bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán đã công tác về thời gian thực tế làm kế toán trưởng theo mẫu số 01/GXN hoặc thời gian thực tế làm kế toán theo mẫu số 02/GXN ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp bổ nhiệm kế toán trưởng; xác nhận theo mẫu số 02/GXN đối với trường hợp bổ nhiệm, bố trí phụ trách kế toán;
- Văn bản đề nghị bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán do người đứng đầu đơn vị kế toán ký và đóng dấu của đơn vị (trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 và khoản 3 Điều 5; khoản 1 và khoản 3 Điều 6 Thông tư này).
Như vậy, khi tiến hành bổ nhiệm kế toán công đoàn cần thực hiện hồ sơ bổ nhiệm theo quy định nêu trên.
Kế toán công đoàn được bổ nhiệm theo thủ tục nào?
Thủ tục, thời điểm bổ nhiệm kế toán công đoàn được quy định tại Điều 7 Thông tư 04/2018/TT-BNV như sau:
- Đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 và các điểm a, b, c Khoản 2 Điều 5 của Thông tư này, người đứng đầu đơn vị kế toán lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm kế toán trưởng.
Cơ quan nội vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xem xét, quyết định đối với trường hợp quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 5 của Thông tư này;
- Đối với các trường hợp quy định tại điểm d Khoản 2 và Khoản 3 Điều 5; Khoản 1 và Khoản 3 Điều 6 của Thông tư này, người đứng đầu đơn vị kế toán quyết định việc giao tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý lập hồ sơ để bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán; bố trí phụ trách kế toán;
- Đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm phụ trách kế toán. Phòng Nội vụ chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính cấp huyện thẩm định hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định;
- Thủ tục bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán được thực hiện như thủ tục bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán.
Căn cứ quy định trên, việc bổ nhiệm kế toán được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục nêu trên.
Bổ nhiệm kế toán công đoàn thuộc thẩm quyền của chủ thể nào?
Việc bổ nhiệm kế toán công đoàn được tiến hành theo hồ sơ, trình tự và thủ tục luật định. Theo đó, thẩm quyền bổ nhiệm kế toán công đoàn được quy định tại Điều 6 Thông tư 04/2018/TT-BNV như sau:
- Đối với đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phụ trách kế toán do người đứng đầu cơ quan, đơn vị kế toán quyết định.
- Đối với đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phụ trách kế toán sau khi có ý kiến của Phòng Nội vụ và Phòng Tài chính cấp huyện.
- Đối với đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng nhưng chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí phụ trách kế toán theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP.
Ta thấy, tùy vào tổ chức của đơn vị mà thẩm quyền bổ nhiệm kế toán trưởng được thực hiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
Kế toán công đoàn không tham gia ban chấp hành công đoàn có được không?
Kế toán công đoàn (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 3 Mục A Hướng dẫn 398/HD-TLĐ năm 2012 quy định về điều kiện tham gia ban chấp hành như sau:
Người tham gia ban chấp hành ngoài đảm bảo theo tiêu chuẩn, còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Về tham gia ban chấp hành lần đầu: Có đủ tuổi công tác để đảm nhiệm ít nhất trọn một nhiệm kỳ đại hội công đoàn.
- Về tái cử ban chấp hành: Có đủ tuổi công tác để đảm nhiệm ít nhất 1/2 nhiệm kỳ. Những trường hợp còn thời gian công tác dưới 1/2 nhiệm kỳ sẽ do công đoàn cấp trên và cấp ủy cùng cấp xem xét quyết định cụ thể.
- Người tham gia BCH phải có lý lịch rõ ràng, tự nguyện và có điều kiện tham gia các hoạt động của ban chấp hành.
Như vậy, theo quy định trên, ta thấy, việc tham gia ban chấp hành công đoàn thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện và đáp ứng các điều kiện theo quy định. Do đó, kế toán công đoàn có quyền tham gia hoặc không tham gia vào ban chấp hành công đoàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?