Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải ghi chép đầy đủ những thông tin gì theo quy định?
- Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải ghi chép đầy đủ những thông tin gì?
- Chỉ tiêu về giá trị của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là số thập phân thì có được làm tròn không?
- Cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải tính hao mòn tài sản vào thời điểm nào?
Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải ghi chép đầy đủ những thông tin gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 5 Thông tư 74/2024/TT-BTC có quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý và trách nhiệm của cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
2. Mỗi một tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này là một đối tượng ghi sổ kế toán. Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải phản ánh, ghi chép đầy đủ thông tin về nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại của tài sản.
3. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không còn nhu cầu sử dụng nhưng chưa tính đủ hao mòn theo quy định thì cơ quan quản lý tài sản tiếp tục thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản tài sản theo quy định hiện hành và tính hao mòn theo quy định tại Thông tư này cho đến khi được xử lý theo quy định.
...
Như vậy, kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải ghi chép đầy đủ những thông tin về nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại của tài sản.
>> Mẫu biên bản tạm bàn giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là mẫu nào?
Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải ghi chép đầy đủ những thông tin gì theo quy định? (Hình từ Internet)
Chỉ tiêu về giá trị của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là số thập phân thì có được làm tròn không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Thông tư 74/2024/TT-BTC có quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý và trách nhiệm của cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này phải được lập hồ sơ tài sản để quản lý chặt chê về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan. Riêng đối với phần đất hành lang an toàn đường bộ đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng chỉ thực hiện theo dõi về hiện vật, không phải hạch toán nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại của tài sản theo quy định tại Thông tư này. Các chỉ tiêu về giá trị (nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại) của tài sản là số nguyên; trường hợp kết quả xác định các chỉ tiêu này là số thập phân thì được làm tròn theo nguyên tắc cộng thêm 01 vào phần số nguyên.
...
Như vậy, trường hợp kết quả xác định các chỉ tiêu về giá trị (nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại) của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là số thập phân thì được làm tròn theo nguyên tắc cộng thêm 01 vào phần số nguyên.
Cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải tính hao mòn tài sản vào thời điểm nào?
Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 74/2024/TT-BTC có quy định như sau:
Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ xác định là tài sản cố định quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này được giao cho cơ quan quản lý tài sản phải tính hao mòn theo quy định tại Thông tư này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan quản lý tài sản không phải tính hao mòn đối với:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa tính hết hao mòn nhưng đã bị hư hỏng không thể sửa chữa để sử dụng được.
b) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã tính đủ hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được.
c) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong thời gian chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác.
d) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là phần đất hành lang an toàn đường bộ đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng quy định tại Điều 3 Thông tư này.
3. Việc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện mỗi năm một lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán.
4. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phát sinh trong năm, trường hợp tài sản có thời gian đưa vào sử dụng lớn hơn hoặc bằng 06 (sáu) tháng thì tính tròn 01 (một) năm, trường hợp tài sản có thời gian đưa vào sử dụng dưới 06 (sáu) tháng thì không tính hao mòn trong năm đó.
Như vậy, cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải tính hao mòn tài sản mỗi năm một lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán.
Lưu ý: Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phát sinh trong năm:
- Trường hợp tài sản có thời gian đưa vào sử dụng lớn hơn hoặc bằng 06 (sáu) tháng thì tính tròn 01 (một) năm
- Trường hợp tài sản có thời gian đưa vào sử dụng dưới 06 (sáu) tháng thì không tính hao mòn trong năm đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?