Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản kế toán về công cụ và dụng cụ (311) của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
- Nguyên tắc kế toán đối với tài khoản kế toán về công cụ và dụng cụ 311 áp dụng của tổ chức tài chính vi mô là gì?
- Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản kế toán về công cụ và dụng cụ được quy định như thế nào?
- Nguyên tắc kế toán đối với tài khoản kế toán về vật liệu của tổ chức tài chính vi mô là gì?
Nguyên tắc kế toán đối với tài khoản kế toán về công cụ và dụng cụ 311 áp dụng của tổ chức tài chính vi mô là gì?
Nguyên tắc kế toán của tài khoản kế toán về công cụ và dụng cụ 311 áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
- Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại công cụ, dụng cụ của tổ chức tài chính vi mô.
- Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị, thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định;
- Kế toán nhập, xuất, tồn kho công cụ, dụng cụ trên Tài khoản 311 được thực hiện theo giá gốc. Nguyên tắc xác định giá gốc nhập kho công cụ, dụng cụ được thực hiện như quy định trong chuẩn mực “hàng tồn kho”:
Giá gốc của công cụ, dụng cụ mua vào được xác định là giá mua ghi trên hóa đơn, các khoản thuế không được hoàn lại và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến công cụ, dụng cụ mua vào (nếu có).
Việc tính giá xuất kho trong kỳ được thực hiện theo phương pháp giá thực tế đích danh hoặc Phương pháp bình quân gia quyền. Tổ chức tài chính vi mô lựa chọn phương pháp tính giá nào thì phải đảm bảo tính nhất quán trong cả niên độ kế toán;
- Đối với các công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ khi xuất dùng cho kinh doanh, tổ chức tài chính vi mô ghi nhận toàn bộ một lần vào chi phí quản lý;
- Trường hợp công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán thì được ghi nhận vào Tài khoản 3813 “Chi phí chờ phân bổ” và phân bổ dần vào chi phí trong kỳ.
Như vậy, nguyên tắc kế toán đối với tài khoản kế toán về công cụ và dụng cụ áp dụng của tổ chức tài chính vi mô được quy định như trên.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản kế toán về công cụ và dụng cụ 311 của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản kế toán về công cụ và dụng cụ được quy định như thế nào?
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản kế toán về công cụ và dụng cụ 311 của tổ chức tài chính vi mô theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 311- Công cụ, dụng cụ
...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 311:
Bên Nợ: - Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ nhập kho.
- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê.
Bên Có: - Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ xuất kho sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
- Chiết khấu thương mại khi mua công cụ, dụng cụ được hưởng.
- Trị giá công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán hoặc được người bán giảm giá.
- Trị giá công cụ, dụng cụ thiếu phát hiện trong kiểm kê.
Số dư bên Nợ: - Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho hiện có của TCTCVM.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng nhóm hoặc từng loại công cụ, dụng cụ.
Như vậy, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản kế toán về công cụ và dụng cụ như sau:
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ nhập kho.
- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê.
Bên Có:
- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ xuất kho sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
- Chiết khấu thương mại khi mua công cụ, dụng cụ được hưởng.
- Trị giá công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán hoặc được người bán giảm giá.
- Trị giá công cụ, dụng cụ thiếu phát hiện trong kiểm kê.
Số dư bên Nợ: - Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho hiện có của tổ chức tài chính vi mô.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng nhóm hoặc từng loại công cụ, dụng cụ.
Nguyên tắc kế toán đối với tài khoản kế toán về vật liệu của tổ chức tài chính vi mô là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 31/2019/TT-NHNN về nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 313 Vật liệu như sau:
- Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại vật liệu của TCTCVM. Vật liệu là những đối tượng lao động dùng cho hoạt động kinh doanh của TCTCVM như giấy tờ in, văn phòng phẩm và các vật rẻ tiền mau hỏng khác;
- Kế toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu trên Tài khoản 313 được thực hiện theo giá gốc. Nguyên tắc xác định giá gốc nhập kho công cụ, dụng cụ được thực hiện như quy định trong chuẩn mực “hàng tồn kho”:
Giá gốc của vật liệu mua vào được xác định là giá mua ghi trên hóa đơn, các khoản thuế không được hoàn lại và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến vật liệu mua vào (nếu có). Việc tính giá xuất kho trong kỳ được thực hiện theo phương pháp giá thực tế đích danh hoặc Phương pháp bình quân gia quyền. TCTCVM lựa chọn phương pháp tính giá nào thì phải đảm bảo tính nhất quán trong cả niên độ kế toán;
- Không phản ánh vào tài khoản này đối với vật liệu không thuộc quyền sở hữu của TCTCVM như vật liệu nhận giữ hộ,...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?