Kết luận nội dung tố cáo khi giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp phải có những nội dung gì?
Kết luận nội dung tố cáo khi giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp phải có những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Quy định về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (sau đây gọi tắt là Quy định) Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định như sau:
Ban hành kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự), quyết định xử lý hoặc kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật
1. Căn cứ quy định của pháp luật và báo cáo kết quả xác minh đã được phê duyệt, người được phân công xác minh dự thảo kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự) trình người có thẩm quyền ký ban hành. Kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự) phải có các nội dung sau:
a) Họ tên, địa chỉ người bị tố cáo, nội dung tố cáo;
b) Kết quả xác minh, căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai;
d) Xác định trách nhiệm của người tố cáo nếu tố cáo sai; trách nhiệm của người bị tố cáo nếu có hành vi vi phạm pháp luật và của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan (nếu có);
2. Căn cứ kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự), người giải quyết tố cáo quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, căn cứ quy định của pháp luật và báo cáo kết quả xác minh đã được phê duyệt, người được phân công xác minh dự thảo kết luận nội dung tố cáo trình người có thẩm quyền ký ban hành.
Kết luận nội dung tố cáo khi giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp phải có các nội dung sau:
- Họ tên, địa chỉ người bị tố cáo, nội dung tố cáo;
- Kết quả xác minh, căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;
- Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai;
- Xác định trách nhiệm của người tố cáo nếu tố cáo sai; trách nhiệm của người bị tố cáo nếu có hành vi vi phạm pháp luật và của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan (nếu có);
Căn cứ kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Ban hành kết luận nội dung tố cáo giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp (Hình từ Internet)
Qua giải quyết tố cáo, nếu phát hiện vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động tư pháp thì xử lý như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 22 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định như sau:
Ban hành kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự), quyết định xử lý hoặc kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật
...
3. Qua giải quyết tố cáo, nếu phát hiện vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động tư pháp, người giải quyết tố cáo kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về các biện pháp phòng ngừa vi phạm.
Như vậy, qua giải quyết tố cáo, nếu phát hiện vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động tư pháp, người giải quyết tố cáo kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về các biện pháp phòng ngừa vi phạm.
Việc công khai kết luận nội dung tố cáo được thực hiện bằng hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định công khai kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự), quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật như sau:
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công khai kết luận nội dung tố cáo tại nơi làm việc của người bị tố cáo.
Việc công khai được thực hiện bằng một trong các hình thức sau:
- Công bố kết luận nội dung tố cáo tại cuộc họp cơ quan, đơn vị nơi người bị tố cáo công tác, làm việc;
- Gửi kết luận nội dung tố cáo cho cơ quan, đơn vị quản lý người bị tố cáo, người bị xử lý biết;
- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng gồm: Báo nói, báo hình, báo viết hoặc báo điện tử. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể lựa chọn một trong các hình thức thông báo trên để thực hiện việc công khai.
- Gửi kết luận nội dung tố cáo hoặc văn bản thông báo kết quả giải quyết tố cho người tố cáo nếu họ có yêu cầu.
Văn bản thông báo kết quả giải quyết tố cáo phải nêu được kết quả xác minh, kết luận nội dung tố cáo, nội dung quyết định xử lý vi phạm (nếu có).
Việc công khai kết luận nội dung tố cáo phải đảm bảo nguyên tắc không tiết lộ thông tin về người tố cáo và những nội dung thuộc bí mật nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?