Kết nối, xác thực và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chuẩn Quyết định 1864?
- Kết nối, xác thực và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chuẩn Quyết định 1864?
- Mục tiêu Đề án “Kết nối, xác thực và chuẩn hóa Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm” là gì?
- Kinh phí thực hiện Đề án “Kết nối, xác thực và chuẩn hóa Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm” lấy từ đâu?
Kết nối, xác thực và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chuẩn Quyết định 1864?
Kết nối, xác thực và chuẩn hóa CSDL quốc gia về Bảo hiểm với CSDL quốc gia về dân cư được quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần III Quyết định 1864/QĐ-BHXH năm 2024, cụ thể như sau:
(1) Vai trò
Đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác và đồng bộ của dữ liệu liên quan đến thông tin công dân như: họ tên, ngày sinh, giới tính, số căn cước công dân/số định danh cá nhân, địa chỉ thường trú; các thông tin về hộ gia đình; thông tin nhân khẩu trong hộ gia đình… giúp CSDL quốc gia về Bảo hiểm chính xác và khớp với thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư nhằm phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận như sử dụng căn cước công dân giả để đăng kí hưởng các chế độ BHXH, BHTN hoặc đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT, khai báo sai thông tin để trục lợi các quỹ bảo hiểm.
(2) Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
- Sử dụng các dịch vụ kết nối, xác thực thông tin giữa CSDL quốc gia về Bảo hiểm với CSDL quốc gia về dân cư.
- Sử dụng dịch vụ xác thực thông tin người tham gia BHXH, BHYT, BHTN với thông tin công dân trong CSDL quốc gia về dân cư để đảm bảo một công dân chỉ có một mã số BHXH, mã thẻ BHYT được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công và xác thực đúng với CSDL quốc gia về dân cư đồng thời đảm bảo chính xác quyền lợi của người tham gia và thụ hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN.
- Kịp thời cập nhật trạng thái tham gia BHYT của người có thẻ BHYT đồng bộ với trạng thái của công dân trong CSDL quốc gia về dân cư nhằm phát hiện các trường hợp lạm dụng, sử dụng trái phép thông tin thẻ BHYT trong khám bệnh, chữa bệnh trục lợi quỹ BHYT.
- Xác định, phân loại nguyên nhân đề ra giải pháp đối với các trường hợp xác thực chưa đúng giữa CSDL quốc gia về Bảo hiểm với CSDL quốc gia về dân cư.
- Xây dựng phương án kỹ thuật tự động thông báo cập nhật những thay đổi thông tin định danh về các CSDL quốc gia khác để đảm bảo đồng bộ và liên thông dữ liệu giữa các CSDL quốc gia liên quan đến con người.
- Xây dựng, bổ sung chỉ tiêu thông tin, quy định chuẩn và định dạng dữ liệu đầu vào/đầu ra phù hợp, đáp ứng các văn bản pháp luật hiện hành.
- Xây dựng quy trình để người dân có thể tự tra cứu hoặc cập nhật, chia sẻ thông tin cá nhân của mình trên các hệ thống như Cổng thông tin điện tử, ứng dụng định danh điện tử - VNeID, ứng dụng BHXH số-VssID… để kịp thời phát hiện và đề nghị thay đổi thông tin nếu có sự sai lệch thông tin.
- Xây dựng các quy trình xác thực, cập nhật thông tin số định danh cá nhân/căn cước công dân vào các CSDL chuyên ngành của BHXH Việt Nam đối với các trường hợp đã được xác thực đúng với CSDL quốc gia về dân cư để đảm bảo dữ liệu luôn “đúng”, “đủ”, “sạch”, “sống”.
Kết nối, xác thực và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chuẩn Quyết định 1864? (Hình từ Internet)
Mục tiêu Đề án “Kết nối, xác thực và chuẩn hóa Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm” là gì?
Mục tiêu Đề án “Kết nối, xác thực và chuẩn hóa Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm” được quy định tại Phần II Quyết định 1864/QĐ-BHXH năm 2024, cụ thể như sau:
(1) Mục tiêu tổng quát
Nhằm tạo ra một hệ thống quản lý dữ liệu liên thông, kịp thời, chính xác và hiệu quả, phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công, và đảm bảo quyền lợi cho người dân tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN.
(2) Mục tiêu cụ thể
- Xác thực danh tính, thông tin cá nhân; loại bỏ thông tin trùng lặp, không chính xác như: họ và tên, ngày sinh, nơi sinh, giới tính, số định danh cá nhân /căn cước công dân, mã số BHXH… giữa CSDL quốc gia về Bảo hiểm với các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành khác, đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số BHXH, một mã thẻ BHYT được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân và xác thực đúng với CSDL quốc gia về dân cư.
- Đảm bảo 100% người tham gia BHXH, BHYT, BHTN có số định danh cá nhân trong CSDL quốc gia về Bảo hiểm được xác thực thông tin với CSDL quốc gia về dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và kiểm soát dữ liệu của mỗi cá nhân qua một số định danh cá nhân duy nhất qua đó tạo sự liên thông dữ liệu giữa các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành để dễ dàng truy cập, chia sẻ thông tin mà không cần thu thập lại từ công dân, giảm bớt các giấy tờ và thủ tục không cần thiết.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý của ngành BHXH Việt Nam, ngăn chặn các hành vi gian lận trục lợi quỹ BHXH, BHYT, BHTN. Tăng tính minh bạch và công bằng trong quản lý của ngành BHXH Việt Nam.
- Tăng cường hiệu quả của các dịch vụ công, giúp người tham gia, thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN dễ dàng sử dụng các dịch vụ công trực tuyến như: đăng ký đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN; tra cứu thông tin, quyền lợi bảo hiểm trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công của ngành BHXH Việt Nam một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả; đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN
- Thúc đẩy cải cách hành chính, góp phần xây dựng và phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, đơn vị và doanh nghiệp.
Kinh phí thực hiện Đề án “Kết nối, xác thực và chuẩn hóa Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm” lấy từ đâu?
Kinh phí thực hiện Đề án “Kết nối, xác thực và chuẩn hóa Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm” được lấy từ nguồn chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
(Phần V Quyết định 1864/QĐ-BHXH năm 2024)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?
- Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động mới nhất hiện nay? Trường hợp không cần làm đơn xin nghỉ việc?
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?
- Nộp tờ khai môn bài khi nào? Hướng dẫn cách tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Nghị định 174/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Xem toàn văn Nghị định 174/2024 ở đâu?