Kết quả chẩn đoán bệnh giả dại ở lợn khi thực hiện phản ứng Nested PCR hoặc realtime RT-PCR như thế nào thì được xem là cho kết quả nghi ngờ?

Cho tôi hỏi, có phải phương pháp phân lập vi rút chỉ dùng để chẩn đoán bệnh giả dại ở lợn khi kết quản phản ứng Nested PCR hoặc realtime RT-PCR cho kết quả nghi ngờ hay không? Kết quả như thế nào thì được xem là nghi ngờ? Câu hỏi của anh Đông từ Phú Yên

Phương pháp phân lập vi rút dùng để chẩn đoán bệnh giả dại ở lợn được áp dụng khi nào?

Phương pháp phân lập vi rút dùng để chẩn đoán bệnh giả dại ở lợn được áp dụng khi nào?

Phương pháp phân lập vi rút dùng để chẩn đoán bệnh giả dại ở lợn được áp dụng khi nào? (Hình từ Internet)

Theo tiết 5.2.4 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-22:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 22: Bệnh giả dại ở lợn quy định về phương pháp phân lập vi rút như sau:

Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
...
5.2.4. Phương pháp phân lập vi rút
Phương pháp này dùng trong trường hợp mẫu xét nghiệm bằng phản ứng Nested PCR hoặc realtime RT-PCR cho kết quả nghi ngờ.
...

Như vậy, trong trường hợp kết quả chẩn đoán bệnh giả dại ở lợn khi thực hiện phản ứng Nested PCR hoặc realtime RT-PCR mà mẫu thử cho kết quả nghi ngờ thì phải áp dụng phương pháp phân lập vi khuẩn để xác định lại kết quả chẩn đoán bệnh.

Kết quả chẩn đoán bệnh giả dại ở lợn khi thực hiện phản ứng Nested PCR hoặc realtime RT-PCR như thế nào thì được xem là cho kết quả nghi ngờ?

Theo tiết 5.2.2.3.3 tiết 5.2 Mục 5 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-22:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 22: Bệnh giả dại ở lợn quy định về kết quả phản ứng Nested PCR như sau:

Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
...
5.2.2.3.3. Đọc kết quả
Đặt gel đã điện di vào máy chiếu tử ngoại (UV transilluminator) có bước sóng 590 nm.
Nếu sử dụng các cặp mồi phát hiện gen B, mẫu dương tính có hiển thị vạch sản phẩm giống như đối chứng dương và có kích thước 334 bp (lần PCR 1) và 195 bp (lần PCR 2), với điều kiện đối chứng âm không có vạch sản phẩm xuất hiện.
Tương tự, nếu sử dụng các cặp mồi phát hiện gen E, mẫu dương tính có hiển thị vạch sản phẩm giống như đối chứng dương và có trọng lượng 377 bp (lần PCR 1) và 211 bp (lần PCR 2).
Mẫu âm tính giống đối chứng âm và không có vạch sản phẩm xuất hiện.
Mẫu nghi ngờ hiển thị vạch sản phẩm không rõ nét hoặc hiển thị nhiều hơn 1 vạch sản phẩm. Trường hợp này cần xét nghiệm lại hoặc sử dụng các phương pháp khác để khẳng định.
...

Bên cạnh đó, tại tiết 5.2.3.3.2 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-22:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 22: Bệnh giả dại ở lợn quy định về kết quả phản ứng Realtime RT-PCR như sau:

Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
...
5.2.3.3.2. Đọc kết quả
Mẫu dương tính khi kết quả xét nghiệm PCR có giá trị Ct ≤ 35 và đường khuếch đại có dạng cong chuẩn (xem Hình 1).
Mẫu âm tính không có giá trị Ct hoặc có giá trị Ct > 40 và đường khuyếch đại nằm dưới đường nền (xem Hình 1).
Mẫu nghi ngờ khi có giá trị Ct nằm trong khoảng > 35 và ≤ 40. Trường hợp này cần xét nghiệm lại hoặc sử dụng các phương pháp khác để hỗ trợ.
...

Theo đó kết quả phản ứng cho kết quả nghi ngờ khi:

- Phản ứng Nested PCR: mẫu âm tính giống đối chứng âm và không có vạch sản phẩm xuất hiện.

Mẫu nghi ngờ hiển thị vạch sản phẩm không rõ nét hoặc hiển thị nhiều hơn 1 vạch sản phẩm.

- Phản ứng Realtime RT-PCR: Mẫu nghi ngờ khi có giá trị Ct nằm trong khoảng > 35 và ≤ 40.

Phân lập vi rút để tiến hành chẩn đoán bệnh giả dại ở lợn bằng phương pháp phân lập vi rút như thế nào?

Theo tiết 5.2.4.2 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-22:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 22: Bệnh giả dại ở lợn quy định về bước phân lập vi rút như sau:

Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
...
5.2.4.2. Tiến hành phân lập
Sử dụng 200 ml dịch ngoáy (gồm cả môi trường bảo quản) hoặc dịch nghiền phủ tạng (dịch nổi thu được sau ly tâm) cho nhiễm vào tế bào PK15 (xem phụ lục D). Theo dõi trong 7 ngày.
...

Bên cạnh đó, tại Phục lục D Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-22:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 22: Bệnh giả dại ở lợn quy định về việc chuẩn bị tế bào PK15 như sau:

Chuẩn bị tế bào PK15 để phân lập vi rút
D.1. Khôi phục tế bào
- Lấy ống tế bào được bảo quản đông lạnh trong nitơ lỏng ra và rã đông nhanh chóng bằng cách đặt vào nước ấm 35 °C đến 39 °C trong 1 min.
- Chuẩn bị chai nuôi cấy với 10 ml môi trường nuôi dưỡng (EMEM + FCS 10 % (xem 3.4) + kháng sinh 100 IU/ml penicillin và 100 mg/ml hoặc 50 mg/ml gentamycin).
- Khi tế bào đã rã đông, nhanh chóng dùng pipet hút dung dịch tế bào sang ống ly tâm 15 ml và cho tiếp vào 10 ml môi trường nuôi dưỡng, trộn đều bằng pipet hút nhả nhẹ nhàng để tránh bọt.
- Ly tâm ở 1000 g (xem 4.1) trong 5 min.
- Hút bỏ phần dịch nổi. Giữ lại phần tế bào lắng cặn ở dưới. Cho tiếp 2 ml môi trường nuôi dưỡng tế bào EMEM + FCS 10 % (xem 3.4). Trộn đều bằng cách dùng pipet hút nhả.
- Chuyển toàn bộ dung dịch tế bào này vào chai nuôi tế bào (25 cm2) (xem 4.3) đã có 15 ml môi trường nuôi dưỡng FCS 10 % (xem 3.4). Ủ chai nuôi cấy ở tủ ấm 37 °C có 5 % CO2 (xem 4.4).
- Qua 1 ngày, loại bỏ môi trường nuôi dưỡng cũ để loại bỏ DMSO, rửa lớp tế bào bằng dung dịch PBS rồi cho môi trường nuôi dưỡng mới có FCS 10 % (xem 3.4). Ủ chai nuôi tế bào ở tủ ấm 37 °C có CO2 5 % (xem 4.4) để tế bào phát triển.
D.2. Chuyển đời tế bào
- Hút bỏ môi trường nuôi dưỡng (xem 3.2) cũ trong chai 25 cm2, cho 10 ml dung dịch PBS vào để rửa sạch lớp tế bào sau đó hút bỏ dung dịch rửa này đi.
- Cho 2 ml đến 3 ml dung dịch Trypsin/ethylene diamine tetra-acetic acid (EDTA) 0,25 % (xem 3.3) vào và ủ ở 37 °C từ 5 min đến 10 min để cho tế bào bong ra khỏi bề mặt chai nuôi cấy. Có thể vỗ nhẹ vào thành chai nuôi cấy để tế bào bong ra.
- Cho thêm 5 ml môi trường nuôi dưỡng EMEM + FCS 5 % (xem 3.4) (huyết thanh trong môi trường tăng trưởng sẽ vô hoạt trypsin), rồi hút toàn bộ dung dịch này sang ống ly tâm 50 ml. Ly tâm bằng máy (xem 4.1) ở 1000 g trong 5 min.
- Hút bỏ phần dịch nổi. Giữ lại phần tế bào lắng cặn ở dưới. Cho tiếp 10 ml môi trường nuôi dưỡng tế bào EMEM + FCS 5 % (xem 3.4). Trộn đều bằng cách dùng pipet hút nhả nhiều lần.
- Chia đều dung dịch tế bào này sang các chai nuôi cấy có chứa môi trường nuôi dưỡng mới với lượng 5 x 104 tế bào/ml. Ủ đĩa ở tủ ấm 37 °C có 5 % CO2 (xem 4.4) từ 5 ngày đến 7 ngày. Theo dõi tế bào phát triển hàng ngày và loại bỏ ngay những chai tế bào bị nhiễm khuẩn.
- Chuyển đời tế bào theo tỷ lệ 1:5. Lượng tế bào từ 01 chai 25 cm2 (xem 4.3) đạt 100 % diện tích nuôi cấy có thể chuyển đời sang 5 chai 25 cm2 (xem 4.3) khác.
- Nếu tế bào phát triển kém, hút bỏ môi trường nuôi dưỡng cũ, rửa thảm tế bào bằng dung dịch đệm PBS rồi đưa môi trường nuôi dưỡng mới vào.
- Tế bào phát triển tốt sau khi được chuyển đời và đạt khoảng 90 % diện tích nuôi cấy thì đem sử dụng để lây nhiễm vi rút (phân lập vi rút).
D.3. Đông lạnh tế bào
- Đối với tế bào được nuôi trong chai 25 cm2, hút bỏ môi trường cũ, cho 10 ml dung dịch PBS vào để rửa lớp tế bào, sau đỏ hút bỏ dung dịch rửa này đi.
- Cho 2 ml đến 3 ml dung dịch Trypsin/ethylene diamine tetra-acetic acid (EDTA) 0,25 % (xem 3.3) vào và ủ ở 37 °C từ 5 min đến 10 min để cho tế bào bong ra khỏi bề mặt chai nuôi cấy. Có thể vỗ nhẹ vào thành chai nuôi cấy để tế bào bong ra.
- Cho thêm 10 ml môi trường nuôi dưỡng EMEM + FCS 5 % (xem 3.4) (huyết thanh trong môi trường tăng trưởng sẽ vô hoạt trypsin), rồi hút toàn bộ dung dịch này sang ống ly tâm 50 ml.
- Ly tâm bằng máy (xem 4.1) ở 1000 g trong 5 min.
- Đổ bỏ phần dung dịch nổi, hòa phần tế bào lắng cặn trong 1 ml môi trường không có huyết thanh (Glasgow Eagle’s) và dùng pipet hút nhả nhiều lần để trộn đều.
- Cho 3 ml chất bảo vệ đông lạnh (huyết thanh bò 90 % + DMSO 10 %) vào trộn đều, nhẹ bằng pipet để tránh bọt.
- Chuyển 4 ml dung dịch tế bào vào ống đông lạnh cryotube (4,5 ml). Bọc ống đông lạnh trong bông vô trùng hoặc giấy vệ sinh vô trùng để làm chậm quá trình đông lạnh. Đặt ống đông lạnh vào tủ lạnh đông (xem 4.5) -50 °C đến -80 °C qua đêm, sau đó chuyển vào giữ ở nitơ lỏng.

Theo đó, để tiến hành phân lập vi rút để chẩn đoán bệnh giả dại ở lợn cần chuẩn bị tế bào PK15 theo tiêu chuẩn nêu trên. Sau đó, sử dụng 200 ml dịch ngoáy (gồm cả môi trường bảo quản) hoặc dịch nghiền phủ tạng (dịch nổi thu được sau ly tâm) cho nhiễm vào tế bào PK15 và theo dõi trong 7 ngày.

Bệnh giả dại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lợn sơ sinh có dấu hiệu mắc bệnh giả dại đã được tiêm vắc xin sống nhược độc thì có thể lấy mẫu bệnh phẩm ở lợn để chẩn đoán bệnh không?
Pháp luật
Kết quả chẩn đoán bệnh giả dại ở lợn khi thực hiện phản ứng Nested PCR hoặc realtime RT-PCR như thế nào thì được xem là cho kết quả nghi ngờ?
Pháp luật
Sử dụng phương pháp Nested PCR để chẩn đoán bệnh giả dại ở lợn thì cần xử lý mẫu bệnh phẩm như thế nào?
Pháp luật
Bệnh giả dại ở lợn là bệnh như thế nào? Lợn mắc bệnh giả dại sẽ có những triệu chứng lâm sàng ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh giả dại
741 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh giả dại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh giả dại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào