Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức Bộ Tư pháp được xem là căn cứ để thực hiện những nội dung gì?
- Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức Bộ Tư pháp được xem là căn cứ để thực hiện những nội dung gì?
- Những đơn vị nào có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ đánh giá, xếp loại chất lượng công chức?
- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo bị bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu thấp hơn trong trường hợp nào?
Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức Bộ Tư pháp được xem là căn cứ để thực hiện những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BTP năm 2021 quy định về việc sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng như sau:
Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng
1. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với công chức, viên chức.
Kết quả đánh giá của các năm trước năm 2021 được tính liên tục để áp dụng các quy định có liên quan đối với công chức, viên chức.
2. Công chức có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì đơn vị có thẩm quyền giải quyết cho thôi việc trừ các trường hợp không giải quyết cho thôi việc theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức được xem là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với công chức.
Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức Bộ Tư pháp được xem là căn cứ để thực hiện những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Những đơn vị nào có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ đánh giá, xếp loại chất lượng công chức?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BTP năm 2021 quy định về quản lý, lưu giữ hồ sơ đánh giá, xếp loại chất lượng như sau:
Quản lý, lưu giữ hồ sơ đánh giá, xếp loại chất lượng
1. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức được thể hiện bằng văn bản, lưu vào hồ sơ công chức, viên chức bao gồm:
a) Biên bản cuộc họp nhận xét, đánh giá;
b) Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức;
c) Nhận xét của cấp ủy nơi công tác (nếu có);
d) Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức của cấp có thẩm quyền;
đ) Hồ sơ giải quyết kiến nghị về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức (nếu có);
e) Các văn bản khác liên quan (nếu có).
2. Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị được phân cấp quản lý công chức, viên chức lưu hồ sơ đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức theo quy định về phân cấp trong quản lý hồ sơ công chức, viên chức.
Như vậy, Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị được phân cấp quản lý công chức có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ đánh giá, xếp loại chất lượng công chức theo quy định về phân cấp trong quản lý hồ sơ công chức.
Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo bị bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu thấp hơn trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 21 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BTP năm 2021 quy định về sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng như sau:
Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng
...
5. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 02 năm không liên tiếp trong thời hạn bổ nhiệm được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì bố trí công tác khác hoặc không bổ nhiệm lại.
6. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong 03 năm có 02 năm không liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí việc làm đang đảm nhận thì bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu thấp hơn.
7. Trong 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, công chức, viên chức có 01 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý thì thực hiện tinh giản biên chế trừ các trường hợp chưa xem xét tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu công chức không giữ chức vụ lãnh đạo trong 03 năm có 02 năm không liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí việc làm đang đảm nhận thì bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu thấp hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?