Kết quả thi thẩm định viên về giá có được bảo quản sau khi cấp Giấy chứng nhận điểm thi cho thí sinh hay không?
Kết quả thi thẩm định viên về giá do cơ quan nào có thẩm quyền tổng hợp?
Căn cứ Điều 21 Thông tư 46/2014/NĐ-CP, việc phê duyệt và công bố kết quả thi được quy định như sau:
"Điều 21. Phê duyệt và công bố kết quả thi
1. Hội đồng thi căn cứ vào kết quả chấm thi của từng môn thi để tổng hợp kết quả thi, tổng hợp kết quả chấm phúc khảo (nếu có) từng môn thi của thí sinh trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt kết quả thi cho từng kỳ thi.
2. Việc thông báo kết quả thi thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thi công bố kết quả thi trên phương tiện thông tin điện tử của Bộ Tài chính."
Theo đó, có thể thấy Hội đồng thi là cơ quan có thẩm quyền tổng hợp kết quả thi dựa vào kết quả chấm thi của từng môn.
Đồng thời, Điều 22 Thông tư 46/2014/TT-BTC có quy định như sau:
"Điều 22. Giấy chứng nhận điểm thi
1. Căn cứ vào kết quả thi đã được Bộ Tài chính phê duyệt, Chủ tịch Hội đồng thi cấp Giấy chứng nhận điểm thi cho từng thí sinh theo quy định tại Phụ lục số 04a và Phụ lục số 04b ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Giấy chứng nhận điểm thi làm căn cứ để:
a) Người dự thi lập hồ sơ đăng ký dự thi các môn chưa thi và thi lại các môn chưa đạt yêu cầu theo quy định;
b) Hội đồng thi xem xét thí sinh đủ điều kiện dự thi lại, thi các môn chưa thi, bảo lưu hoặc hủy kết quả thi;
c) Hội đồng thi trình Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá cho thí sinh đủ điều kiện cấp Thẻ theo quy định."
Dựa vào những quy định trên có thể thấy kết quả thi được dùng làm căn cứ để cấp Giấy chứng nhận điểm thi cho thí sinh tham gia thi thẩm định về giá.
Kết quả thi thẩm định viên về giá của thí sinh có được bảo quản hay không?
Kết quả thi thẩm định viên về giá của thí sinh có được bảo quản hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ quy định tại Điều 23 Thông tư 46/2014/TT-BTC về việc bảo quản hồ sơ, tài liệu như sau:
"Điều 23. Bảo quản hồ sơ, tài liệu
Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) có trách nhiệm bảo quản hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thi, quản lý, cấp và thu hồi Thẻ thẩm định viên về giá. Việc bảo quản hồ sơ, tài liệu được thực hiện theo quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của ngành tài chính. Cụ thể:
1. Bảo quản vĩnh viễn
a) Hồ sơ liên quan đến tổ chức thi: Quyết định thành lập Hội đồng thi, tổ giúp việc Hội đồng thi, Quyết định thành lập Ban Coi thi, danh sách cán bộ coi thi;
b) Hồ sơ liên quan đến chấm thi: Danh sách thí sinh dự thi và số báo danh của từng thí sinh; Quyết định thành lập Ban chấm thi, danh sách cán bộ chấm thi;
c) Hồ sơ liên quan đến cấp Thẻ thẩm định viên về giá gồm: bảng tổng hợp kết quả thi (bao gồm cả kết quả chấm thi lần đầu và kết quả chấm phúc khảo), Quyết định cấp thẻ kèm theo danh sách và hồ sơ của các thí sinh đủ điều kiện cấp Thẻ thẩm định viên về giá.
2. Bảo quản trong thời hạn 15 năm
Bài thi của thí sinh, biên bản xử lý vi phạm nội quy thi (nếu có) và các biên bản bàn giao bài thi của Hội đồng thi.
3. Bảo quản trong thời hạn 10 năm
a) Kế hoạch và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tổ chức thi của Cục Quản lý giá theo năm;
b) Hồ sơ thí sinh đủ điều kiện dự thi;
c) Bảng tổng hợp kết quả thi, bảng tổng hợp kết quả chấm phúc khảo (nếu có) từng môn thi của thí sinh;
d) Hồ sơ về công tác tổ chức chấm phúc khảo gồm đơn đề nghị của thí sinh, quyết định thành lập Ban chấm phúc khảo, danh sách cán bộ chấm phúc khảo;
đ) Hồ sơ kiểm tra, thanh tra chấp hành các quy định của Nhà nước trong công tác tổ chức thi, chấm thi;
e) Đề thi và đáp án của từng môn thi.
4. Bảo quản trong thời hạn 05 năm hồ sơ các thí sinh đăng ký nhưng thi không đỗ.
5. Bảo quản trong thời hạn 03 năm hồ sơ các thí sinh đăng ký nhưng không tham gia thi, không được thi."
Như vậy, bài thi của thí sinh tham gia thi thẩm định viên về giá được bảo quản trong thời hạn 15 năm.
Trường hợp thí sinh có hành vi nhờ người khác thi hộ thì kết quả thi bị xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 24 Thông tư 46/2014/TT-BTC có quy định về trườn hợp hủy kết quả thi thẩm định viên về giá như sau;
"Điều 24. Xử lý vi phạm đối với thí sinh
[...]
6. Hủy kết quả thi
Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, quyết định hủy kết quả thi theo đề nghị của giám thị phòng thi, trưởng điểm thi. Thí sinh bị hủy kết quả thi sẽ bị tước quyền tham dự kỳ thi trong hai kỳ thi tiếp theo hoặc tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị đề nghị các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Việc xem xét quyết định hủy kết quả thi áp dụng đối với những thí sinh có một trong các hành vi sau:
a) Có hành động gây gổ, đe dọa cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác;
b) Gây rối làm mất trật tự an ninh trong khu vực coi thi, gây hậu quả nghiêm trọng cho kỳ thi;
c) Khai man hồ sơ thi, thi hộ hoặc nhờ người thi hộ."
Như vậy, trong trường hợp thí sinh nhờ người khác thi hộ, Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, quyết định hủy kết quả thi theo đề nghị của giám thị phòng thi, trưởng điểm thi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?