Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ được đánh giá và xếp loại theo bao nhiêu mức?
- Hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ dựa trên những nội dung nào?
- Có bao nhiêu mức đánh giá và xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ?
- Trường hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ xếp loại không đạt thì xử lý thế nào?
Hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ dựa trên những nội dung nào?
Có bao nhiêu mức đánh giá và xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ? (Hình từ Internet)
Theo khoản 6 Điều 28 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ dựa trên những nội dung đánh giá và yêu cầu đối với sản phẩm sau đây
(1) Đánh giá về chủng loại sản phẩm; số lượng, khối lượng sản phẩm; chất lượng sản phẩm với tính năng, thông số kỹ thuật của sản phẩm so với đặt hàng;
(2) Đánh giá về tính đầy đủ, rõ ràng, xác thực và logic của báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt (phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng …), tài liệu kèm theo (các tài liệu thiết kế, công nghệ, sản phẩm trung gian, tài liệu được trích dẫn...);
(3) Đánh giá về khả năng ứng dụng/sử dụng và chuyển giao của sản phẩm;
(4) Yêu cầu đối với báo cáo tổng hợp thực hiện theo mẫu M45-HDBCTH:
Tổng quan được các kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến nhiệm vụ; số liệu, tư liệu có tính đại diện, độ tin cậy, xác thực, cập nhật; nội dung báo cáo là toàn bộ kết quả nghiên cứu được trình bày theo kết cấu hệ thống và logic khoa học; các luận cứ khoa học có cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thể giải đáp những vấn đề nghiên cứu đặt ra, phản ánh trung thực kết quả nhiệm vụ, phù hợp với thông lệ chung trong hoạt động nghiên cứu khoa học; kết cấu nội dung hợp lý, văn phong khoa học;
(5) Yêu cầu đối với sản phẩm
Ngoài các yêu cầu ghi trong hợp đồng, thuyết minh nhiệm vụ, sản phẩm của nhiệm vụ cấp bộ cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Đối với sản phẩm là mẫu; vật liệu; thiết bị, máy móc; dây chuyền công nghệ và các sản phẩm có thể đo kiểm phải được kiểm định/khảo nghiệm/kiểm nghiệm tại cơ quan chuyên môn có chức năng phù hợp, độc lập với tổ chức chủ trì nhiệm vụ;
- Đối với sản phẩm là nguyên lý ứng dụng; phương pháp; tiêu chuẩn; quy chuẩn; quy định kỹ thuật; phần mềm máy tính; bản vẽ thiết kế; quy trình công nghệ; sơ đồ, bản đồ; số liệu, cơ sở dữ liệu; báo cáo phân tích; tài liệu dự báo (phương pháp, quy trình, mô hình,...); đề án, quy hoạch; luận chứng kinh tế - kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi và các sản phẩm tương tự khác phải được thẩm định bởi Hội đồng khoa học chuyên ngành hoặc tổ chuyên gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập.
Ngoài ra, đối với sản phẩm là phần mềm ứng dụng hoặc cơ sở dữ liệu phải được kiểm tra, đánh giá, xác nhận chất lượng đạt yêu cầu của đơn vị có chức năng kiểm định, nghiệm thu sản phẩm công nghệ thông tin;
- Đối với sản phẩm là kết quả tham gia đào tạo sau đại học (văn bản thể hiện rõ tên luận án hoặc luận văn để xác định khả năng đào tạo từ kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ như Quyết định thành lập Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ, Quyết định giao đề tài và phân công hướng dẫn nghiên cứu sinh…), giải pháp hữu ích, sáng chế, công bố, xuất bản và các sản phẩm tương tự khác phải có văn bản xác nhận của cơ quan chức năng phù hợp.
Có bao nhiêu mức đánh giá và xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ?
Theo khoản 7 Điều 28 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định như sau:
Đánh giá, nghiệm thu kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ
…
7. Đánh giá và xếp loại
a) Mỗi thành viên Hội đồng đánh giá kết quả nhiệm vụ theo mẫu M53-ĐGKQNC. Kết quả đánh giá của mỗi thành viên Hội đồng được xếp loại cụ thể với 04 mức như sau:
Xuất sắc: Khi có tổng điểm ≥85 điểm và nộp hồ sơ nghiệm thu cấp bộ đúng hạn;
Khá: Khi có tổng điểm từ 70 đến dưới 85 điểm và nộp hồ sơ nghiệm thu về Bộ đúng hạn hoặc khi có tổng điểm từ 85 điểm trở lên và nộp hồ sơ nghiệm thu về Bộ chậm không quá 30 ngày;
Đạt: Khi có tổng điểm từ 50 đến dưới 70 điểm và nộp hồ sơ nghiệm thu về Bộ đúng hạn; hoặc khi có tổng điểm từ 60 điểm trở lên và nộp hồ sơ nghiệm thu về Bộ chậm không quá 03 tháng (trừ trường hợp xếp loại khá khi có tổng điểm từ 85 điểm trở lên và nộp hồ sơ nghiệm thu về Bộ chậm không quá 30 ngày); hoặc có tổng điểm từ 70 điểm trở lên và nộp hồ sơ nghiệm thu về Bộ chậm từ trên 03 tháng đến không quá 06 tháng.
Không đạt: Khi có tổng điểm dưới 50 hoặc nộp hồ sơ nghiệm thu về Bộ chậm quá 06 tháng.
b) Đánh giá chung nhiệm vụ theo 04 mức:
Mức "Xuất sắc" khi có 100% số phiếu đánh giá ở mức "Khá" trở lên, trong đó có ít nhất 1/2 số phiếu đánh giá ở mức "Xuất sắc" (Trường hợp số phiếu đánh giá ở mức "Xuất sắc" và "Khá" bằng nhau thì kết quả đánh giá theo phiếu đánh giá của Chủ tịch Hội đồng);
Mức "Khá" khi có 100% số phiếu đánh giá ở mức "Đạt" trở lên, trong đó có ít nhất 2/3 số phiếu đánh giá ở mức "Khá";
Mức "Đạt" khi có ít nhất 2/3 số phiếu đánh giá ở mức "Đạt" trở lên;
Mức "Không đạt" khi có lớn hơn 1/3 số phiếu đánh giá ở mức "Không đạt".
Theo đó, mỗi thành viên Hội đồng đánh giá kết quả nhiệm vụ theo mẫu M53-ĐGKQNC theo 04 mức sau:
(1) Mức "Xuất sắc" khi có 100% số phiếu đánh giá ở mức "Khá" trở lên, trong đó có ít nhất 1/2 số phiếu đánh giá ở mức "Xuất sắc" (Trường hợp số phiếu đánh giá ở mức "Xuất sắc" và "Khá" bằng nhau thì kết quả đánh giá theo phiếu đánh giá của Chủ tịch Hội đồng);
(2) Mức "Khá" khi có 100% số phiếu đánh giá ở mức "Đạt" trở lên, trong đó có ít nhất 2/3 số phiếu đánh giá ở mức "Khá";
(3) Mức "Đạt" khi có ít nhất 2/3 số phiếu đánh giá ở mức "Đạt" trở lên;
(4) Mức "Không đạt" khi có lớn hơn 1/3 số phiếu đánh giá ở mức "Không đạt".
Kết quả đánh giá của mỗi thành viên Hội đồng được xếp loại cụ thể với 04 mức như sau:
(1) Xuất sắc: Khi có tổng điểm ≥85 điểm và nộp hồ sơ nghiệm thu cấp bộ đúng hạn;
(2) Khá: Khi có tổng điểm từ 70 đến dưới 85 điểm và nộp hồ sơ nghiệm thu về Bộ đúng hạn hoặc khi có tổng điểm từ 85 điểm trở lên và nộp hồ sơ nghiệm thu về Bộ chậm không quá 30 ngày;
(3) Đạt: Khi có tổng điểm từ 50 đến dưới 70 điểm và nộp hồ sơ nghiệm thu về Bộ đúng hạn; hoặc khi có tổng điểm từ 60 điểm trở lên và nộp hồ sơ nghiệm thu về Bộ chậm không quá 03 tháng (trừ trường hợp xếp loại khá khi có tổng điểm từ 85 điểm trở lên và nộp hồ sơ nghiệm thu về Bộ chậm không quá 30 ngày); hoặc có tổng điểm từ 70 điểm trở lên và nộp hồ sơ nghiệm thu về Bộ chậm từ trên 03 tháng đến không quá 06 tháng.
(4) Không đạt: Khi có tổng điểm dưới 50 hoặc nộp hồ sơ nghiệm thu về Bộ chậm quá 06 tháng.
Trường hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ xếp loại không đạt thì xử lý thế nào?
Theo khoản 2 Điều 29 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định như sau:
Xử lý kết quả nghiệm thu cấp bộ
…
2. Trường hợp kết quả đánh giá nhiệm vụ xếp loại ở mức “Không đạt”:
a) Nếu chưa được gia hạn trong quá trình đánh giá cấp cơ sở thì có thể được xem xét gia hạn thời gian thực hiện nhưng không quá 06 tháng;
b) Hội đồng đánh giá, nghiệm thu có kiến nghị gia hạn; tổ chức chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ phải có văn bản đề nghị gia hạn thời gian thực hiện (kèm theo hồ sơ, biên bản đánh giá, nghiệm thu cấp bộ và phương án xử lý) trình Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị gia hạn thời gian thực hiện của tổ chức chủ trì, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, thông báo ý kiến về việc gia hạn đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
d) Sau thời gian gia hạn, việc đánh giá lại được thực hiện theo quy định tại Điều này nhưng không quá 01 lần đối với mỗi nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Trong trường hợp đánh giá, nghiệm thu lại lần 02 mà nhiệm vụ vẫn “Không đạt” thì sẽ đình chỉ thực hiện và chấm dứt hợp đồng theo quy định của Điều 24 Thông tư này, đồng thời Vụ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ, Vụ Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị có liên quan xác định số kinh phí phải hoàn trả ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành;
đ) Chi phí cho việc hoàn thiện các nội dung đã được phê duyệt và ký hợp đồng; chi phí đánh giá, nghiệm thu lại lần thứ 02 sẽ do tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ chịu trách nhiệm.
Theo đó, trường hợp kết quả đánh giá nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ xếp loại ở mức “Không đạt” thì xử lý như sau:
- Nếu chưa được gia hạn trong quá trình đánh giá cấp cơ sở thì có thể được xem xét gia hạn thời gian thực hiện nhưng không quá 06 tháng;
- Hội đồng đánh giá, nghiệm thu có kiến nghị gia hạn; tổ chức chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ phải có văn bản đề nghị gia hạn thời gian thực hiện (kèm theo hồ sơ, biên bản đánh giá, nghiệm thu cấp bộ và phương án xử lý) trình Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị gia hạn thời gian thực hiện của tổ chức chủ trì, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, thông báo ý kiến về việc gia hạn đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Sau thời gian gia hạn, việc đánh giá lại được thực hiện theo quy định tại Điều này nhưng không quá 01 lần đối với mỗi nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Trong trường hợp đánh giá, nghiệm thu lại lần 02 mà nhiệm vụ vẫn “Không đạt” thì sẽ đình chỉ thực hiện và chấm dứt hợp đồng theo quy định của Điều 24 Thông tư này, đồng thời Vụ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ, Vụ Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị có liên quan xác định số kinh phí phải hoàn trả ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành;
- Chi phí cho việc hoàn thiện các nội dung đã được phê duyệt và ký hợp đồng; chi phí đánh giá, nghiệm thu lại lần thứ 02 sẽ do tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ chịu trách nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?