Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 22/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Dự án đầu tư trong Khu kinh tế - quốc phòng là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn, dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trong Khu kinh tế - quốc phòng theo kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng được phê duyệt trong khoảng thời gian xác định.
4. Mở mới Khu kinh tế - quốc phòng là quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho phép mở mới Khu kinh tế - quốc phòng, phù hợp với hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng và các quy hoạch khác có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
5. Kết thúc xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng là quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi đã hoàn thành mục tiêu xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
Theo đó, Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi đã hoàn thành mục tiêu xây dựng Khu kinh tế quốc phòng.
Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 22/2021/NĐ-CP quy định về việc kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp mục tiêu xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng đã hoàn thành.
- Bộ Quốc phòng chỉ đạo quân khu, quân chủng, binh đoàn tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
- Quân khu, quân chủng, binh đoàn chỉ đạo Đoàn kinh tế - quốc phòng phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan triển khai thủ tục kết thúc xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng và bàn giao các công trình cơ sở hạ tầng cho địa phương quản lý.
05 Nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế quốc phòng được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 22/2021/NĐ-CP có quy định về 05 nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế quốc phòng hiện nay bao gồm:
- Xây dựng địa bàn vững mạnh về quốc phòng, an ninh; ổn định phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng thế trận phòng thủ trên các địa bàn chiến lược làm cơ sở vững chắc cho nhân dân, các lực lượng khác tham gia phát triển kinh tế - xã hội trên tuyến biên giới đất liền, biển, vùng biển và hải đảo.
- Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu để nhân dân ổn định sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội; tổ chức, bố trí sắp xếp các điểm dân cư, định canh, định cư trên địa bàn biên giới, các đảo, quần đảo xa bờ bảo đảm mục tiêu giảm nghèo bền vững và ổn định quốc phòng, an ninh.
- Xây dựng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và hỗ trợ phát triển sản xuất tạo yếu tố ban đầu cho phát triển kinh tế hàng hóa, dịch vụ; tổ chức dịch vụ cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm (dịch vụ hai đầu); chuyển giao công nghệ sản xuất cho nhân dân; tổ chức sản xuất khai thác hiệu quả đất đai đối với những địa bàn biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có vai trò quan trọng về quốc phòng, an ninh. Xây dựng cơ sở kinh tế ở những vùng biển, đảo khó khăn làm cầu nối giữa đất liền và đảo, quần đảo; tổ chức các hoạt động dịch vụ trên biển hỗ trợ ngư dân bám biển sản xuất để tăng cường hoạt động dân sự trên các vùng biển, đảo khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và tài phán trên biển.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân nắm vững, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phòng, chống các thủ đoạn tuyên truyền, xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch và các hoạt động truyền đạo trái pháp luật; đưa phát thanh, truyền hình, văn hóa, y tế về cơ sở; tạo điều kiện cho con em đồng bào thiểu số được đến trường; chăm sóc y tế cho nhân dân; bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ cho địa phương; phục hồi bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn.
- Phối hợp với các lực lượng trên địa bàn xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng biên giới, biển, đảo của Tổ quốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?