Khách du lịch nước ngoài khi du lịch tại Việt Nam thì không được tạo dáng phản cảm khi chụp ảnh tại những nơi tôn nghiêm?
Khách du lịch nước ngoài khi du lịch tại Việt Nam thì không được tạo dáng phản cảm khi chụp ảnh tại những nơi tôn nghiêm đúng không?
Căn cứ tại tiểu mục 1 mục 1 Điều 3 Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch ban hành theo Quyết định 718/QĐ-BVHTTDL năm 2017, có quy định về những điều cần làm đối với khách du lịch như sau:
Những điều cần làm đối với khách du lịch
Nội dung quy tắc ứng xử
…
6. Lên kế hoạch, tìm hiểu trước về điểm đến và dịch vụ, đặt dịch vụ trước khi đi du lịch.
7. Chuẩn bị hành lý gọn gàng, đóng gói cẩn thận, đúng trọng lượng và kích thước theo quy định.
8. Ứng xử văn minh, thân thiện, giữ trật tự nơi công cộng, vui chơi lành mạnh.
9. Lấy thức ăn, đồ uống vừa đủ dùng khi đi ăn ở nhà hàng, khách sạn; kiểm soát việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn khi đi du lịch.
10. Có ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng; giữ gìn, bảo vệ công trình văn hóa, kiến trúc, cảnh quan khi đi du lịch.
11. Ủng hộ các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch có trách nhiệm, thân thiện với môi trường, xã hội tại điểm đến; mua các sản phẩm và đồ lưu niệm sản xuất tại địa phương.
12. Không chen lấn, xô đẩy, gây ồn ào mất trật tự và có hành vi bạo lực khi đi du lịch.
13. Không vứt rác, khạc nhổ, đi vệ sinh bừa bãi và hút thuốc lá ở những nơi không được phép.
14. Không khắc, vẽ lên tường, tượng, bia đá, cây xanh, công trình kiến trúc; hái hoa, bẻ cành, dẫm đạp lên bãi cỏ, trêu chọc vật nuôi tại các khu, điểm du lịch và nơi công cộng.
15. Không sử dụng sản phẩm từ các loài động, thực vật hoang dã, các loài cần được bảo vệ.
16. Không cố tình quay phim, chụp ảnh tại những nơi không được phép; không tạo dáng phản cảm khi chụp ảnh tại những nơi tôn nghiêm.
17. Không lấy hàng hóa, sản phẩm, đồ dùng không thuộc về mình.
18. Không mua bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng cấm khi đi du lịch.
19. Không đi du lịch tại những nơi không đảm bảo an ninh, an toàn; nơi xảy ra dịch bệnh, thiên tai.
20. Không vi phạm pháp luật khi đi du lịch.
Như vậy, theo quy định trên thì khách du lịch khi du lịch ở Việt Nam dù là khách nước ngoài hay nội địa đều không được tạo dáng phản cảm khi chụp ảnh tại những nơi tôn nghiêm.
Khách du lịch (Hình từ Internet)
Khách du lịch nước ngoài phải tuân thủ những quy tắc nào khi du lịch tại Việt Nam?
Căn cứ tại mục 2 Điều 3 Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch ban hành theo Quyết định 718/QĐ-BVHTTDL năm 2017, có quy định về những điều cần làm đối với khách du lịch như sau:
Những điều cần làm đối với khách du lịch
…
Tóm tắt quy tắc ứng xử
1. Tuân thủ các nội quy, bảng chỉ dẫn khi đi du lịch.
2. Xếp hàng theo thứ tự.
3. Đi đúng giờ, ngồi đúng chỗ.
4. Trang phục lịch sự, phù hợp.
5. Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và cộng đồng địa phương.
6. Lên kế hoạch trước khi đi du lịch.
7. Hành lý gọn gàng.
8. Ứng xử văn minh, thân thiện, vui chơi lành mạnh.
9. Lấy thức ăn, đồ uống vừa đủ dùng.
10. Tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
11. Ủng hộ các sản phẩm và đồ lưu niệm sản xuất tại địa phương.
12. Không chen lấn, xô đẩy, gây ồn ào, mất trật tự.
13. Không vứt rác, khạc nhổ, đi vệ sinh và hút thuốc lá bừa bãi.
14. Không phá hoại môi trường, cảnh quan khi đi du lịch.
15. Không sử dụng sản phẩm từ các loài động, thực vật hoang dã.
16. Không cố tình quay phim, chụp ảnh tại nơi không được phép.
17. Không lấy đồ không thuộc về mình.
18. Không mua bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
19. Không đến các khu vực không an toàn.
20. Không vi phạm pháp luật khi đi du lịch.
Như vậy, theo quy định trên thì khách du lịch nước ngoài muốn du lịch tại Việt Nam phải tuân theo 20 quy tắc ứng xử trên.
Khách du lịch nước ngoài khi du lịch tại Việt Nam được bảo đảm an toàn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Luật Du lịch 2017, có quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch như sau:
Bảo đảm an toàn cho khách du lịch
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại khu du lịch, điểm du lịch.
2. Tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch có biện pháp phòng, tránh rủi ro và tổ chức bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm cảnh báo nguy cơ gây nguy hiểm cho khách du lịch; thông báo, chỉ dẫn kịp thời cho khách du lịch trong trường hợp khẩn cấp; áp dụng biện pháp cần thiết, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.
Như vậy, khách du lịch nước ngoài khi du lịch tại Việt Nam sẽ được bảo đảm an toàn theo như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?