Khách hàng của ngân hàng xác nhận thư tín dụng là cá nhân hay tổ chức? Thời hạn cấp tín dụng được tính từ ngày nào?
Khách hàng của ngân hàng xác nhận thư tín dụng là cá nhân hay tổ chức?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 và khoản 12 Điều 3 Thông tư 21/2024/TT-NHNN như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Xác nhận thư tín dụng là việc ngân hàng xác nhận theo đề nghị của ngân hàng phát hành cam kết thanh toán cho bên thụ hưởng trên cơ sở nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp, ngoài cam kết của ngân hàng phát hành.
...
12. Khách hàng là tổ chức (bao gồm cả ngân hàng, tổ chức tín dụng ở nước ngoài) hoặc cá nhân, cụ thể như sau:
a) Trong phát hành thư tín dụng, khách hàng của ngân hàng phát hành là bên đề nghị;
b) Trong xác nhận thư tín dụng, khách hàng của ngân hàng xác nhận là ngân hàng phát hành;
c) Trong thương lượng thanh toán, khách hàng của ngân hàng thương lượng là bên thụ hưởng đề nghị ngân hàng thực hiện thương lượng thanh toán;
d) Trong hoàn trả thư tín dụng, khách hàng của ngân hàng hoàn trả là ngân hàng phát hành;
đ) Trong hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng, khách hàng của ngân hàng là bên được ngân hàng cung cấp các dịch vụ, hoặc là bên đề nghị ngân hàng mua hẳn miễn truy đòi bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng.
...
Theo đó, xác nhận thư tín dụng là việc ngân hàng xác nhận theo đề nghị của ngân hàng phát hành cam kết thanh toán cho bên thụ hưởng trên cơ sở nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp, ngoài cam kết của ngân hàng phát hành.
Do đó, khách hàng của ngân hàng xác nhận thư tín dụng là tổ chức và là ngân hàng phát hành.
Khách hàng của ngân hàng xác nhận thư tín dụng là cá nhân hay tổ chức? Thời hạn cấp tín dụng được tính từ ngày nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn cấp tín dụng trong nghiệp vụ xác nhận thư tín dụng được tính từ ngày nào?
Căn cứ vào Điều 28 Thông tư 21/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Thời hạn cấp tín dụng trong nghiệp vụ xác nhận thư tín dụng
Thời hạn cấp tín dụng trong nghiệp vụ xác nhận thư tín dụng là khoảng thời gian được xác định từ ngày tiếp theo ngày xác nhận thư tín dụng cho đến ngày đến hạn thanh toán thư tín dụng nhưng không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại của ngân hàng và khách hàng.
Như vậy, thời hạn cấp tín dụng trong nghiệp vụ xác nhận thư tín dụng được tính từ ngày tiếp theo ngày xác nhận thư tín dụng cho đến ngày đến hạn thanh toán thư tín dụng nhưng không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại của ngân hàng và khách hàng.
Ngân hàng quyết định xác nhận thư tín dụng đối với khách hàng là người không cư trú trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Điều kiện đối với khách hàng
1. Ngân hàng xem xét, quyết định xác nhận thư tín dụng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
a) Thư tín dụng do khách hàng phát hành để phục vụ hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp;
b) Có phương án sử dụng vốn khả thi;
c) Có khả năng tài chính để thanh toán nghĩa vụ cam kết tại thư tín dụng.
2. Ngân hàng không phải xem xét điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều này đối với khách hàng trong các trường hợp sau:
a) Khách hàng là ngân hàng mẹ hoặc chi nhánh trong hệ thống tại Việt Nam của ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Khách hàng là tổ chức tín dụng là chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng thương mại.
3. Trường hợp khách hàng là người không cư trú, ngân hàng (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác nhận thư tín dụng bằng ngoại tệ thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này) chỉ xem xét, quyết định xác nhận thư tín dụng cho khách hàng khi khách hàng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và phải đáp ứng một trong những yêu cầu sau:
a) Là tổ chức tín dụng ở nước ngoài là chi nhánh hoặc công ty con của ngân hàng thương mại; là ngân hàng mẹ hoặc chi nhánh trong hệ thống của ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Khách hàng bảo đảm đủ 100% giá trị thư tín dụng bằng tài sản của khách hàng gồm số dư tiền gửi, tiền ký quỹ tại chính ngân hàng xác nhận;
c) Bên thụ hưởng của thư tín dụng là người cư trú.
4. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ xem xét, quyết định xác nhận thư tín dụng bằng ngoại tệ cho khách hàng là người không cư trú khi khách hàng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và bên thụ hưởng là người cư trú.
Như vậy, trường hợp khách hàng là người không cư trú, ngân hàng chỉ xem xét, quyết định xác nhận thư tín dụng cho khách hàng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
- Thư tín dụng do khách hàng phát hành để phục vụ hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp;
- Có phương án sử dụng vốn khả thi;
- Có khả năng tài chính để thanh toán nghĩa vụ cam kết tại thư tín dụng.
- Khách hàng là ngân hàng mẹ hoặc chi nhánh trong hệ thống tại Việt Nam của ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Khách hàng là tổ chức tín dụng là chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng thương mại.
- Là tổ chức tín dụng ở nước ngoài là chi nhánh hoặc công ty con của ngân hàng thương mại; là ngân hàng mẹ hoặc chi nhánh trong hệ thống của ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Khách hàng bảo đảm đủ 100% giá trị thư tín dụng bằng tài sản của khách hàng gồm số dư tiền gửi, tiền ký quỹ tại chính ngân hàng xác nhận;
- Bên thụ hưởng của thư tín dụng là người cư trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?