Khách hàng cung cấp thông tin lớp crôm mạ điện cho nhà sản xuất mạ điện được quy định như thế nào?
Khách hàng cung cấp thông tin lớp crôm mạ điện cho nhà sản xuất mạ điện như thế nào?
Thông tin do khách hàng cung cấp cho nhà sản xuất mạ điện về lớp crôm mạ điện theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8572:2010 (ISO 6158:2004) quy định như sau:
Thông tin cơ bản
Khi đặt hàng các sản phẩm được mạ điện phù hợp với tiêu chuẩn này, khách hàng phải cung cấp các thông tin sau dưới dạng văn bản, ví dụ, trong hợp đồng hoặc đơn đặt hàng hoặc trên bản vẽ kỹ thuật.
- Ký hiệu (xem Điều 5);
- Yêu cầu đối với các mẫu thử chuyên dùng (xem 6.1);
- Bề mặt quan trọng được chỉ ra trên các bản vẽ của sản phẩm hoặc các mẫu thử được đánh dấu thích hợp (xem 6.2);
- Biểu hiện bề mặt ngoài và sự gia công tinh bề mặt của lớp phủ crôm, ví dụ như được mạ, được mài hoặc gia công cơ (xem 6.2 và 6.3). Bằng cách khác, khách hàng phải cung cấp hoặc chấp nhận các mẫu biểu thị biểu hiện bề mặt ngoài và sự gia công tinh yêu cầu và các mẫu này được sử dụng để so sánh (xem 6.2);
- Loại, kích thước và số lượng các khuyết tật được phép tồn tại (xem 6.2);
- Phần bổ sung của bề mặt tại đó áp dụng các yêu cầu về chiều dầy nhỏ nhất (xem 6.4);
- Phương pháp thử được sử dụng để đo chiều dầy (xem 6.4);
- Yêu cầu về độ bám dính và độ xốp và phương pháp thử (xem 6.6 và 6.7);
- Độ bền kéo của các chi tiết và yêu cầu về ủ khử ứng suất trước khi mạ điện (xem 6.8);
- Yêu cầu về bất cứ dạng nhiệt luyện nào để giảm giòn sau mạ điện (xem 6.9);
- Kế hoạch lấy mẫu và các mức chấp nhận (xem Điều 7).
Thông tin bổ sung
Có thể cung cấp các thông tin bổ sung khi thấy cần thiết:
- Thành phần danh nghĩa hoặc đặc tính kỹ thuật và điều kiện luyện kim của kim loại nền bao gồm cả độ cứng (xem 5.3);
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp các sản phẩm được phục hồi thì không thể cung cấp được thông tin này, do đó có thể khó khăn trong việc bảo đảm chất lượng của lớp phủ.
- Bất cứ các yêu cầu đặc biệt hoặc các hạn chế nào về xử lý sơ bộ, ví dụ như sự phun tia nước thay cho xử lý sơ bộ bằng axit;
- Bất cứ các yêu cầu đặc biệt nào về độ bám dính khi thấy thích hợp (xem 6.6);
- Sự cần thiết phải có bất cứ sự xử lý nào để tạo ra ứng suất nén, ví dụ như rèn bằng búa trước hoặc sau mạ điện (xem 6.10);
- Các yêu cầu về lớp mạ lót (xem 5.5 và 6.11) và sự tẩy mạ (xem 6.12).
Lớp crôm mạ điện (Hình từ Internet)
Ví dụ về các ký hiệu của lớp crôm mạ điện?
Căn cứ theo tiểu mục 5.6 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8572:2010 (ISO 6158:2004) quy định như sau:
Một lớp mạ điện crôm đồng đều có chiều dầy 50 µm (Cr50hr) trên nền thép cacbon thấp (Fe) được ký hiệu như sau:
Lớp mạ điện TCVN 8572 (ISO 6158)- Fe//Cr50hr
Một lớp mạ điện crôm xốp có chiều dầy 250 µm (Cr250hp) trên nền hợp kim nhôm (AI) được ký hiệu như sau:
Lớp mạ điện TCVN 8572 (ISO 6158)- Al//Cr250hp
Một lớp mạ điện crôm cứng đồng đều có chiều dầy 50 µm (Cr50hr) trên nền thép (Fe) trên một lớp lót niken không có lưu huỳnh dày 10 µm (Ni10sf) được ký hiệu như sau:
Lớp mạ điện TCVN 8572 (ISO 6158)- Fe//Ni10sf/Cr50hr
Một lớp mạ điện crôm cứng đồng đều có chiều dầy 50 µm (Cr50hr) trên nền thép được giảm ứng suất trước khi mạ điện ở 210 oC trong thời gian 2 h và được nhiệt luyện sau mạ điện để giảm giòn hyđrô ở 210 °C trong thời gian 22 h được ký hiệu như sau:
Lớp mạ điện TCVN 8572 (ISO 6158)- Fe [SR(210)2]/Cr50hr/[ER(210)22]
Đối với các mục đích đặt hàng thì đặc tính kỹ thuật chi tiết của sản phẩm không chỉ bao gồm ký hiệu mà cũng phải bao gồm tài liệu bằng văn bản rõ ràng về các yêu cầu khác rất cần thiết cho khả năng sử dụng được của một sản phẩm cụ thể (xem Điều 4).
Các thành phần của ký hiệu lớp crôm mạ điện?
Theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8572:2010 (ISO 6158:2004) quy định như sau:
Ký hiệu phải bao gồm các thành phần sau:
a) Thuật ngữ “Lớp mạ điện”;
b) Tham chiếu tiêu chuẩn này, TCVN 8572 (ISO 6158);
c) Một dấu gạch ngang;
d) Ký hiệu hóa học của kim loại nền (xem 5.3);
e) Một dấu gạch chéo (/);
f) Các ký hiệu của lớp phủ crôm cũng như các lớp phủ được áp dụng trước khi mạ crôm, được tách biệt so với nhau bằng các dấu gạch chéo cho mỗi giai đoạn trong trình tự phủ theo đơn đặt hàng. Ký hiệu của lớp phủ phải bao gồm chiều dầy của các lớp phủ cũng như các yêu cầu về nhiệt luyện (xem 5.4). Phải sử dụng các dấu gạch chéo kép (//) để chỉ ra rằng đã bỏ qua một bước hoặc không có yêu cầu đối với bước này.
CHÚ THÍCH: Nên nhận biết hợp kim bằng ký hiệu tiêu chuẩn của nó theo sau ký hiệu hóa học của kim loại nền, ví dụ, số hiệu theo hệ thống đánh số thống nhất (UNS) của hợp kim hoặc số hiệu tương đương của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có thể được đặt giữa các dấu ngoặc <>.
VÍ DỤ: Fe <G43400> là ký hiệu theo UNS đối với thép có độ bền cao. Xem [1] đến [7].
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?