Khách sạn nổi có cần có bếp hoặc phòng ăn hoặc dịch vụ phục vụ ăn uống cho khách du lịch không?
Khách sạn nổi có phải một trong các loại khách sạn được pháp luật điều chỉnh?
Căn cứ mục 2.3 Điều 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015 về Khách sạn - Xếp hạng quy định như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
...
2.3. Khách sạn nổi (floating hotel)
Cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển khi cần thiết, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách.
[TCVN 9506:2012, định nghĩa 2.3.7 có sửa đổi].
Theo đó, khách sạn nổi là cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển khi cần thiết, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách.
Đồng thời căn cứ Mục 3.1 Điều 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015 về Khách sạn - Xếp hạng quy định như sau:
Phân loại, xếp hạng khách sạn
3.1. Phân loại khách sạn
Trong tiêu chuẩn này, theo tính chất tổ chức hoạt động kinh doanh, khách sạn được phân thành 4 loại cơ bản sau:
a) Khách sạn;
b) Khách sạn nghỉ dưỡng;
c) Khách sạn nổi;
d) Khách sạn bên đường.
...
Theo quy định này, khách sạn được phân chia thành 04 loại:
- Khách sạn;
- Khách sạn nghỉ dưỡng;
- Khách sạn nổi;
- Khách sạn bên đường.
Như vậy, khách sạn nổi là một trong 04 loại khách sạn được pháp luật điều chỉnh.
Khách sạn nổi (floating hotel) (hình từ Internet)
Khách sạn nổi có cần có bếp hoặc phòng ăn hoặc dịch vụ phục vụ ăn uống cho khách du lịch không?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 168/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 5 Nghị định 142/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với khách sạn
2. Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.
3. Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.
4. Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.
5. Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
6. Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
Chiếu theo quy định này, khách sạn nổi cần đáp ứng các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ sau:
- Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.
- Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.
- Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.
- Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
- Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
Theo đó, có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống là một trong những điều kiện cơ bản mà thương nhân kinh doanh khách sạn nổi cần phải đảm bảo khi kinh doanh loại hình khách sạn này.
Khách sạn nổi không có bếp hoặc phòng ăn hoặc dịch vụ phục vụ ăn uống cho khách du lịch bị phạt bao nhiêu?
Theo khoản 3 và khoản 6 Điều 11 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ lưu trú du lịch
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có tối thiểu 10 buồng ngủ đối với khách sạn hoặc không có phòng ngủ đối với biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch hoặc không có khu vực lưu trú cho khách đối với nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê hoặc không có khu vực dựng lều, trại đối với bãi cắm trại du lịch;
b) Không có quầy lễ tân đối với khách sạn hoặc khu vực tiếp khách đối với biệt thự du lịch, căn hộ du lịch hoặc khu vực đón tiếp khách đối với tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch, bãi cắm trại du lịch theo quy định;
c) Không có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng hoặc khách sạn bên đường theo quy định;
d) Không có bếp hoặc phòng ăn hoặc dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường, tàu thủy lưu trú du lịch; không có bếp đối với biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê theo quy định;
đ) Không có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày đối với khách sạn, biệt thự du lịch, nhà nghỉ du lịch; không có nhân viên bảo vệ trực khi có khách đối với bãi cắm trại du lịch theo quy định.
...
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm d khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Đối chiếu với quy định này, thương nhân kinh doanh khách sạn nổi mà không có bếp hoặc phòng ăn hoặc dịch vụ phục vụ ăn uống cho khách du lịch thì bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đồng thời thương nhân kinh doanh bãi cắm trại du lịch vi phạm quy định trên còn bị đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.
Lưu ý mức phạt tiền này chỉ áp dụng đối với thương nhân là cá nhân, đối với thương nhân là tổ chức mức xử lý hành chính sẽ nhân hai cho cùng hành vi (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?