Khách tham quan, người tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện nếp sống văn minh có trách nhiệm gì?
- Khách tham quan, người tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện nếp sống văn minh có trách nhiệm gì?
- Mọi người có bắt buộc phải tham gia một tín ngưỡng, tôn giáo nào đó không?
- Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm phải hướng dẫn cho người tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện đúng các quy định không?
Khách tham quan, người tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện nếp sống văn minh có trách nhiệm gì?
Theo Điều 6 Thông tư liên tịch 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ ban hành quy định như sau:
Trách nhiệm của khách tham quan, người tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
1. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy, quy định của cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo; thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia các hoạt động tại cơ sở.
2. Tôn trọng mọi người và bảo đảm sự tôn nghiêm của cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo. Trang phục lịch sự, gọn gàng, phù hợp với thuần phong mỹ tục dân tộc.
3. Giữ gìn vệ sinh, an ninh trật tự; bảo vệ cảnh quan, môi trường tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.
4. Đặt tiền, hiện vật dâng cúng, công đức đúng nơi quy định.
5. Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Theo đó, khách tham quan, người tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện nếp sống văn minh có trách nhiệm sau:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy, quy định của cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo; thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia các hoạt động tại cơ sở.
- Tôn trọng mọi người và bảo đảm sự tôn nghiêm của cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo. Trang phục lịch sự, gọn gàng, phù hợp với thuần phong mỹ tục dân tộc.
- Giữ gìn vệ sinh, an ninh trật tự; bảo vệ cảnh quan, môi trường tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.
- Đặt tiền, hiện vật dâng cúng, công đức đúng nơi quy định.
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Người tham gia các hoạt động tín ngưỡng
Mọi người có bắt buộc phải tham gia một tín ngưỡng, tôn giáo nào đó không?
Theo khoản 1 Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này.
Theo đó, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm phải hướng dẫn cho người tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện đúng các quy định không?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ ban hành quy định như sau:
- Hướng dẫn khách tham quan, người tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện đúng các quy định của pháp luật; theo nội quy, quy định của cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.
Bên cạnh đó, Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng còn có trách nhiệm:
- Bảo vệ, giữ gìn trật tự, cảnh quan, môi trường, phát huy giá trị lịch sử, văn hoá của cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Khi cảnh quan, môi trường có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị hư hại phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn và thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức sắp xếp hợp lý các dịch vụ phục vụ khách tham quan, người tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; không tổ chức hoặc để người khác tổ chức các hoạt động mê tín, dị đoan và vi phạm pháp luật.
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho mọi người thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và khách tham quan, người tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện nếp sống văn minh theo quy định tại Thông tư liên tịch này.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra tại cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?