Khai thác gỗ rừng trồng thông thường do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu có thuộc trường hợp phê duyệt phương án khai thác hay không?
- Khai thác gỗ rừng trồng thông thường do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu có thuộc trường hợp phê duyệt phương án khai thác hay không?
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền phê duyệt phương án khai thác gỗ rừng trồng thông thường do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu hay không?
- Trình tự phê duyệt phương án khai thác gỗ rừng trồng thông thường do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu được quy định như thế nào?
Khai thác gỗ rừng trồng thông thường do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu có thuộc trường hợp phê duyệt phương án khai thác hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định về phê duyệt Phương án khai thác thực vật rừng thông thường như sau:
Phê duyệt Phương án khai thác thực vật rừng thông thường
1. Trường hợp phê duyệt Phương án khai thác:
a) Khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên;
b) Khai thác tận thu gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên;
c) Khai thác thực vật rừng ngoài gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên là rừng đặc dụng;
d) Thu thập mẫu vật thực vật rừng thông thường phục vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ từ rừng đặc dụng;
đ) Khai thác gỗ rừng trồng loài thực vật rừng thông thường do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu;
e) Khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng trồng phòng hộ do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư.
...
Như vậy, theo quy định, việc khai thác gỗ rừng trồng thông thường do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu thuộc trường hợp phê duyệt phương án khai thác
Do đó, nếu muốn khai thác gỗ rừng trồng thông thường do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu thì bạn phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án đầu tư trước khi khai thác.
Khai thác gỗ rừng trồng thông thường do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu có thuộc trường hợp phê duyệt phương án khai thác hay không? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền phê duyệt phương án khai thác gỗ rừng trồng thông thường do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định về phê duyệt phương án khai thác thực vật rừng thông thường như sau:
Phê duyệt Phương án khai thác thực vật rừng thông thường
...
2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Phương án khai thác đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này đối với diện tích rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt Phương án khai thác đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này do cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư; khai thác tận dụng, tận thu gỗ rừng sản xuất là rừng tự nhiên do cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư quản lý;
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Phương án khai thác đối với trường hợp không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
...
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền phê duyệt phương án khai thác đối với trường hợp khai thác gỗ rừng trồng thông thường do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu do cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư.
Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án khai thác gỗ rừng trồng thông thường do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định về hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án khai thác như sau:
(1) Bản chính Đơn đề nghị phê duyệt Phương án khai thác theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT. TẢI VỀ
(2) Bản chính Phương án khai thác theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT. TẢI VỀ
Trình tự phê duyệt phương án khai thác gỗ rừng trồng thông thường do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định về trình tự thực hiện như sau:
Bước 1: Chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT đến Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT.
Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP.
Bước 2: Thời gian trả lời tính hợp lệ của thành phần hồ sơ:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính hợp lệ của thành phần hồ sơ cho chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan phê duyệt xem xét tính hợp lệ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Phương án khai thác lâm sản và trả kết quả cho chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền.
Trường hợp không phê duyệt thì thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Phương án khai thác sẽ gửi bản sao Phương án khai thác được phê duyệt đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi khai thác để theo dõi, kiểm tra, giám sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?