Khai thác sỏi lòng sông mà không có giấy phép khai thác khoáng sản thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định hiện nay?
Có được phép khai thác sỏi lòng sông mà không xin phép hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Đê điều 2006 về việc cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều như sau:
Cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều
1. Những hoạt động sau đây phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép:
a) Cắt xẻ đê để xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều;
b) Khoan, đào trong phạm vi bảo vệ đê điều;
c) Xây dựng cống qua đê; xây dựng công trình đặc biệt trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông, lòng sông;
d) Xây dựng công trình ngầm; khoan, đào để khai thác nước ngầm trong phạm vi 1 kilômét tính từ biên ngoài của phạm vi bảo vệ đê điều;
đ) Sử dụng đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê làm nơi neo đậu tàu, thuyền, bè, mảng;
e) Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác ở lòng sông;
g) Để vật liệu, khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác, đào ao, giếng ở bãi sông;
h) Nạo vét luồng lạch trong phạm vi bảo vệ đê điều.
...
Theo đó, việc khai thác sỏi lòng sông chỉ được thực hiện khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép.
Khai thác sỏi lòng sông mà không có giấy phép khai thác khoáng sản thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet).
Bên khai thác cát sỏi lòng sông phải có những trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 23/2020/NĐ-CP thì khi khai thác sỏi lòng sông, bên khai thác phải có trách nhiệm như sau:
(1) Xác định ranh giới khu vực khai thác;
(2) Cắm mốc các điểm khép góc khu vực khai thác;
(3) Phương tiện, thiết bị khai thác vận chuyển sỏi phải đăng ký theo quy định pháp luật;
(4) Trong trường hợp bên khai thác không trực tiếp vận chuyển sỏi sau khai thác thì phải ký hợp đồng vận chuyển với các chủ phương tiện đủ điều kiện vận chuyển;
(5) Lắp đặt bảng thông báo tại bờ sông thuộc phạm vi khu vực khai thác với các nội dung:
- Tọa độ, diện tích và sơ đồ phạm vi khu vực khai thác;
- Thời gian khai thác; tên, phương tiện,
- Thiết bị sử dụng để khai thác sỏi.
(6) Thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm về phòng chống thiên tai theo quy định.
Khai thác sỏi lòng sông mà không có giấy phép khai thác khoáng sản thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại Điều 48 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi hành chính đối với hành vi khai thác sỏi lòng sông mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
Vi phạm về khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ, cửa sông; cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ, cửa sông; cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm dưới 10 m3;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3;
d) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 30 m3 đến dưới 40 m3;
đ) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3;
e) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản trong trường hợp chưa bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy; tịch thu phương tiện sử dụng (kể cả phương tiện khai thác trực tiếp và phương tiện tham gia gián tiếp) để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Theo đó, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác sỏi lòng sông mà không có giấy phép sẽ tùy thuộc vào khối lượng sỏi mà người vi phạm khai thác được.
Mức xử phạt vi phạm hành chính cao nhất đối với hành vi khai thác sỏi lòng sông mà không có giấy phép có thể lên đến 200.000.000 đồng.
Lưu ý:
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) thì mức phạt tại Điều 48 Nghị định 36/2020/NĐ-CP nêu trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân.
- Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?