Khai thác vàng nhưng không có Giám đốc điều hành mỏ thì tổ chức sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Hoạt động khai thác vàng có bắt buộc phải có Giám đốc điều hành mỏ hay không?
- Khai thác vàng nhưng không có Giám đốc điều hành mỏ thì tổ chức sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường được quyền xử phạt tổ chức khai thác vàng nhưng không có Giám đốc điều hành mỏ không?
Hoạt động khai thác vàng có bắt buộc phải có Giám đốc điều hành mỏ hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Khoáng sản 2010 về Giám đốc điều hành mỏ như sau:
Giám đốc điều hành mỏ
1. Khai thác khoáng sản phải có Giám đốc điều hành mỏ, trừ
trườnghợp khai thác nướckhoáng, nước nóng thiên nhiên, khai
thác tận thu khoáng sản. Một giám đốc điều hành mỏ chỉ điều hành hoạt động khai thác theo một Giấy phép khai thác khoáng sản.
...
Theo quy định trên, hoạt động khai thác vàng có bắt buộc phải có Giám đốc điều hành mỏ.
Khai thác vàng (Hình từ Internet)
Khai thác vàng nhưng không có Giám đốc điều hành mỏ thì tổ chức sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Theo điểm e khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 39 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về Giám đốc điều hành mỏ như sau:
Vi phạm quy định về Giám đốc điều hành mỏ
...
3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản không có Giám đốc điều hành mỏ, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định, tại điểm a khoản này;
d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;
đ) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;
e) Từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
b) Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ và điểm e khoản 3 Điều này trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính như sau:
Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính
1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, khi khai thác vàng nhưng không có Giám đốc điều hành mỏ thì tổ chức sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 320.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.
Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường được quyền xử phạt tổ chức khai thác vàng nhưng không có Giám đốc điều hành mỏ không?
Theo khoản 2 Điều 63 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 29 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quền của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường
...
2. Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
...
Như vậy, tổ chức khai thác vàng nhưng không có Giám đốc điều hành mỏ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 400.000.000 đồng nên Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường không được quyền xử phạt tổ chức này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?