Kháng nghị hàng hải đối với tàu biển gồm những nội dung chính nào? Hồ sơ xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải đối với tàu biển bao gồm giấy tờ gì?
Kháng nghị hàng hải đối với tàu biển gồm những nội dung chính nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 30/2016/TT-BGTVT quy định những nội dung chính của kháng nghị hàng hải đối với tàu biển như sau:
Những nội dung chính của kháng nghị hàng hải
Kháng nghị hàng hải gồm một số nội dung chính sau:
1. Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, số, ngày cấp, nơi cấp của chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của thuyền trưởng.
2. Thông tin về tàu thuyền gồm: tên tàu thuyền, cảng (nơi) đăng ký, số đăng ký, cảng đến (cảng rời, cảng trung chuyển), tổng dung tích, quốc tịch, số IMO (nếu có).
3. Số lượng, chủng loại, đặc điểm đóng gói (rời/đóng bao) của hàng hóa trên tàu thuyền (nếu có).
4. Thời gian, vị trí xảy ra tai nạn, sự cố.
5. Điều kiện thời tiết khi xảy ra tai nạn, sự cố.
6. Mô tả diễn biến về tai nạn, sự cố.
7. Những tổn thất do tai nạn hoặc nghi ngờ có tổn thất do tai nạn, sự cố gây ra (nếu có).
8. Những biện pháp đã áp dụng để khắc phục hoàn cảnh tai nạn, sự cố và hạn chế tổn thất do tai nạn, sự cố gây ra (nếu có).
9. Những thông tin khác có liên quan đến tai nạn, sự cố (nếu có).
10. Danh sách liệt kê các tài liệu kèm theo như quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
Theo đó, kháng nghị hàng hải đối với tàu biển gồm những nội dung chính nêu trên.
Kháng nghị hàng hải đối với tàu biển (Hình từ Internet)
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải đối với tàu biển tại Việt Nam là ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 30/2016/TT-BGTVT quy định cơ quan xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải như sau:
Cơ quan xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tại Việt Nam là Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện Cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất.
...
Như vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tại Việt Nam là Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện Cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất.
Hồ sơ xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải đối với tàu biển bao gồm giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 1, 3, 4 và khoản 5 Điều 5 Thông tư 30/2016/TT-BGTVT quy định hồ sơ xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải đối với tàu biển như sau:
Hồ sơ xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải
1. Các giấy tờ phải nộp đối với tàu biển, tàu công vụ, giàn di động, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ và phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB:
a) Kháng nghị hàng hải (02 bản);
b) Bản trích sao các loại Nhật ký của tàu thuyền có liên quan đến vụ việc (01 bản);
c) Bản trích sao hải đồ liên quan đến vụ việc (trừ trường hợp tai nạn, sự cố xảy ra khi tàu thuyền đang neo đậu tại cảng biển) (01 bản).
2. Các giấy tờ phải nộp đối với phương tiện thủy nội địa (trừ phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB), tàu cá:
a) Kháng nghị hàng hải (02 bản);
b) Bản trích sao các loại Nhật ký của tàu thuyền có liên quan đến vụ việc (01 bản, nếu có);
c) Bản sao Tự họa có mô tả sơ đồ vị trí xảy ra tai nạn, sự cố và đính kèm hình ảnh (01 bản, nếu có).
3. Các giấy tờ phải xuất trình:
Đối với tàu biển, tàu công vụ, giàn di động, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ và phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB: các loại Nhật ký liên quan đến vụ việc (bản chính).
4. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải có chữ ký của thuyền trưởng và đóng dấu của tàu thuyền (nếu có); đối với bản kháng nghị hàng hải, ngoài chữ ký của thuyền trưởng và đóng dấu của tàu thuyền (nếu có con dấu) còn phải có chữ ký của máy trưởng, một sĩ quan hoặc một thủy thủ với tư cách là những người làm chứng.
5. Ngoài số lượng bản kháng nghị hàng hải được quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này, thuyền trưởng có thể yêu cầu xác nhận thêm các bản khác có cùng nội dung, nếu thấy cần thiết.
Như vậy, hồ sơ xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải đối với tàu biển bao gồm giấy tờ sau đây:
- Kháng nghị hàng hải (02 bản);
- Bản trích sao các loại Nhật ký của tàu thuyền có liên quan đến vụ việc (01 bản);
- Bản trích sao hải đồ liên quan đến vụ việc (trừ trường hợp tai nạn, sự cố xảy ra khi tàu thuyền đang neo đậu tại cảng biển) (01 bản).
- Các giấy tờ phải xuất trình: Đối với tàu biển phải đem các loại Nhật ký liên quan đến vụ việc (bản chính).
- Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có chữ ký của thuyền trưởng và đóng dấu của tàu thuyền (nếu có); đối với bản kháng nghị hàng hải, ngoài chữ ký của thuyền trưởng và đóng dấu của tàu thuyền (nếu có con dấu) còn phải có chữ ký của máy trưởng, một sĩ quan hoặc một thủy thủ với tư cách là những người làm chứng.
- Ngoài số lượng bản kháng nghị hàng hải được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thuyền trưởng có thể yêu cầu xác nhận thêm các bản khác có cùng nội dung, nếu thấy cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?