Khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp là gì? Việc khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo phương pháp nào?
- Khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp là gì?
- Việc khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo phương pháp nào?
- Có cần đánh giá rủi ro trước khi khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp biến đổi gen không?
- Tên giống cây trồng lâm nghiệp được trùng tên với giống cây trồng lâm nghiệp đã được bảo hộ không?
Khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp là gì?
Khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được giải thích tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 27/2021/NĐ-CP thì khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp là hoạt động theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu để xác định tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng lâm nghiệp theo phương pháp nhất định.
Khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp là gì? (Hình từ Internet)
Việc khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo phương pháp nào?
Việc khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo phương pháp được quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 27/2021/NĐ-CP như sau:
Khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp
1. Đối tượng khảo nghiệm: Giống cây trồng lâm nghiệp được chọn, tạo trong nước; giống cây trồng lâm nghiệp nhập khẩu lần đầu, chưa được công nhận và không thuộc Danh mục các loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo quy định của pháp luật.
2. Phương pháp khảo nghiệm: Khảo nghiệm xuất xứ, khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm dòng vô tính được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Nội dung khảo nghiệm: Khảo nghiệm đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định; khảo nghiệm đánh giá giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng lâm nghiệp theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Các tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 12 Nghị định này được phép khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá kết quả khảo nghiệm để công nhận giống cây trồng lâm nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì việc khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo các phương pháp sau: Khảo nghiệm xuất xứ, khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm dòng vô tính được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Có cần đánh giá rủi ro trước khi khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp biến đổi gen không?
Có cần đánh giá rủi ro trước khi khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp biến đổi gen không, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 27/2021/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp
1. Khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo từng vùng. Giống cây trồng lâm nghiệp được khảo nghiệm ở vùng nào thì sẽ được cấp quyết định công nhận để phát triển ở vùng đó và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
2. Phương pháp khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được quy định tại tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Phương pháp giải trình tự gen được sử dụng thay thế phương pháp khảo nghiệm tính khác biệt để kiểm tra tính đúng của giống.
4. Trước khi khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp biến đổi gen phải thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
Như vậy, theo quy định trên thì trước khi khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp biến đổi gen thì phải thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
Tên giống cây trồng lâm nghiệp được trùng tên với giống cây trồng lâm nghiệp đã được bảo hộ không?
Tên giống cây trồng lâm nghiệp được trùng tên với giống cây trồng lâm nghiệp đã được bảo hộ không, thì theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 10 Nghị định 27/2021/NĐ-CP như sau:
Tên giống cây trồng lâm nghiệp
1. Tên giống cây trồng lâm nghiệp không được chấp nhận trong những trường hợp sau đây:
a) Chỉ bao gồm chữ số;
b) Vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
c) Trùng cách đọc hoặc cách viết với tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, các loại thực phẩm, đồ uống, dược phẩm;
d) Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của giống cây trồng lâm nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan;
d) Dễ gây hiểu nhầm về đặc trưng, đặc tính của giống đó;
c) Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;
g) Trùng với tên của giống cây trồng lâm nghiệp đã được bảo hộ.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu giống và vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp phải sử dụng đúng tên giống cây trồng lâm nghiệp trong quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Khi sử dụng tên giống cây trồng lâm nghiệp kết hợp với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận để sản xuất, kinh doanh thì tên đó phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng.
Như vậy, theo quy định trên thì tên giống cây trồng lâm nghiệp không được trùng tên với giống cây trồng lâm nghiệp đã được bảo hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?