Khi bầu cử trong Đảng mà cấp trên áp đảo tập thể bắt phải bỏ phiếu cho 1 người nhất định thì bị xử lý như thế nào?

Khi bỏ phiếu bầu cử trong đảng, có cấp trên đứng lên áp đảo tập thể bắt phải bỏ phiếu cho 1 người nhất định. Nhưng các đảng viên không đồng ý, vẫn bỏ phiếu theo ý mình, trong quá trình bỏ phiếu mọi thứ diễn ra theo đúng quy định của luật bầu cử. Cấp trên khó chịu, bắt bỏ phiếu lại. Tập thể không chấp nhận, áp đảo trong công việc, tạo áp lực cho mọi người? Với trường hợp như vậy có phải bị vi phạm đảng viên không? Nếu muốn kiện người đó thì căn cứ tại văn bản nào?

Nguyên tắc bầu cử trong Đảng được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 2 Quy chế bầu cử trong đảng ban hành kèm theo Quyết định 244-QĐ/TW năm 2014 quy định về nguyên tắc bầu cử trong Đảng như sau:

"Điều 2. Nguyên tắc bầu cử
Việc bầu cử trong Đảng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bình đẳng, trực tiếp, đa số quá bán. Kết quả bầu cử từ chi bộ đến đảng bộ trực thuộc Trung ương phải được chuẩn y của cấp uỷ có thẩm quyền theo quy định."

Bầu cử trong Đảng

Bầu cử trong Đảng (Hình từ Internet)

Khi nào thì hủy kết quả bầu cử trong Đảng và bỏ phiếu lại được thực hiện?

Trường hợp hủy kết quả bầu cử và bỏ phiếu lại chỉ được thực hiện theo căn cứ tại Điều 35 Quy chế bầu cử trong đảng ban hành kèm theo Quyết định 244-QĐ/TW năm 2014 như sau:

"Điều 35. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, vi phạm Quy chế bầu cử
1- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày bế mạc đại hội (hội nghị), nếu có đơn, thư khiếu nại về bầu cử, thì uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xác minh, kiểm tra lại và báo cáo cấp uỷ cùng cấp xem xét, quyết định.
2- Nếu phát hiện thấy sự vi phạm nguyên tắc, thủ tục bầu cử thì cấp uỷ cấp trên có quyền bãi bỏ kết quả bầu cử của đại hội hoặc của hội nghị cấp uỷ cấp dưới, chỉ đạo đại hội (hội nghị) tiến hành bầu cử lại; trường hợp cá nhân đã được bầu vào cấp uỷ cấp dưới nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định cấp uỷ cấp trên có quyền không chuẩn y công nhận cấp uỷ viên hoặc ủy viên ủy ban kiểm tra cấp đó."

Như vậy trong trường hợp phát hiện thấy sự vi phạm nguyên tắc, thủ tục bầu cử thì cấp uỷ cấp trên có quyền bãi bỏ kết quả bầu cử của đại hội hoặc của hội nghị cấp uỷ cấp dưới, chỉ đạo đại hội (hội nghị) tiến hành bầu cử lại.

Xử lý vi phạm quy chế bầu cử trong Đảng được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 36 Quy chế bầu cử trong đảng ban hành kèm theo Quyết định 244-QĐ/TW năm 2014 quy định như sau:

"Điều 36. Xử lý vi phạm quy chế bầu cử
Người cố tình gây cản trở cho việc bầu cử, vi phạm quy chế bầu cử, thì cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định về kỷ luật trong Đảng."

Và căn cứ theo Điều 27 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 xử lý vi phạm quy định bầu cử trong Đảng của đảng viên như sau:

"Điều 27. Vi phạm quy định bầu cử
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Được phân công nhiệm vụ tổ chức, thực hiện bầu cử nhưng thiếu trách nhiệm kiểm tra, thẩm định, xem xét hồ sơ ứng cử.
b) Thực hiện không đúng, không đầy đủ nguyên tắc, thẩm quyền, quy trình, thủ tục về bầu cử.
c) Không thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình về bầu cử theo quy định của pháp luật hoặc có hành vi làm mất an ninh trật tự nơi bầu cử.
2. Trường hợp đã bị kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn can thiệp, tác động, gây áp lực đến tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để đề cử người thân của mình vào các chức danh lãnh đạo, quản lý của tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.
b) Tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử các chức danh của cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền cho phép.
c) Có trách nhiệm thẩm định, xét duyệt nhân sự nhưng đưa người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bầu, bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý của tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.
d) Không trung thực trong kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử; có hành vi gian dối trong thực hiện các quy định về bầu cử.
đ) Mua chuộc, xúi giục, cưỡng ép hoặc vận động bầu cử trái quy định.
e) Không trung thực trong việc kê khai, nhận xét, xác nhận hoặc thẩm định hồ sơ, lý lịch, tài sản, thu nhập của người ứng cử theo quy định bầu cử.
g) Không chấp hành giới thiệu của tổ chức đảng để ứng cử, đề cử vào các chức danh của cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp.
3. Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Tổ chức thực hiện việc giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu cử hoặc làm sai lệch kết quả bầu cử; đe dọa, cản trở người khác thực hiện quyền ứng cử, đề cử, bầu cử.
b) Có hành vi, việc làm phá hoại bầu cử.
c) Tổ chức lực lượng, có tính chất phe nhóm, dòng họ để vận động người tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử trái quy định vào các chức danh lãnh đạo, quản lý của tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội."

Như vậy, đối với cấp trên của bạn trong trường hợp này còn phải căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, ý thức, thái độ tự phê bình, tiếp thu phê bình và kết quả sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra để xác định hình thức kỷ luật tương ứng.

Bầu cử trong Đảng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
Pháp luật
Phiếu bầu cử trong Đảng được xem là hợp lệ khi nào? Nội dung phiếu bầu cử trong Đảng gồm những gì?
Pháp luật
Có bao nhiêu hình thức bầu cử trong Đảng? Biên bản bầu cử trong Đảng phải có chữ ký của những ai?
Pháp luật
Ban kiểm phiếu bầu cử trong Đảng gồm những ai? Ban kiểm phiếu bầu cử trong Đảng có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
07 trường hợp bầu cử trong Đảng bằng hình thức bỏ phiếu kín? Nguyên tắc bầu cử trong Đảng là gì? Khi nào phiếu bầu cử được xem là hợp lệ?
Pháp luật
Nội dung biên bản bầu cử trong Đảng gồm những gì theo Quyết định 190? Sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết bầu cử trong Đảng được thực hiện trong trường hợp nào?
Pháp luật
Khi bầu cử trong Đảng mà cấp trên áp đảo tập thể bắt phải bỏ phiếu cho 1 người nhất định thì bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Bầu cử trong Đảng được quy định như thế nào? Tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm quy định bầu cử sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Khi tiến hành bầu cử trong Đảng thì xác định phiếu bầu cử hợp lệ và không hợp lệ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Quyền bầu cử trong Đảng được quy định như thế nào? Quy định về bầu cử Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bầu cử trong Đảng
2,179 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bầu cử trong Đảng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bầu cử trong Đảng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào