Khi bên bị cầm giữ tài sản vi phạm nghĩa vụ hợp đồng song vụ thì bên cầm giữ có được chiếm giữ công cụ mà bên bị cầm giữ cung cấp không?
Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ được hiểu như thế nào?
Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ được hiểu như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 346 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc cầm giữ tài sản như sau:
Cầm giữ tài sản
Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 giải thích hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
Như vậy, cầm giữ tài sản được hiểu là việc việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng mà cả hai bên đều có nghĩa vụ với nhau.
Quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ tài sản được quy định ra sao?
Quyền của bên cầm giữ được quy định tại Điều 348 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
(1) Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.
(2) Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ.
(3) Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.
Nghĩa vụ của bên cầm giữ được quy định tại Điều 349 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
(1) Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ.
(2) Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ.
(3) Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
(4) Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
(5) Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.
Trường hợp bên bị cầm giữ tài sản vi phạm nghĩa vụ hợp đồng song vụ thì bên cầm giữ có được chiếm giữ công cụ mà bên bị cầm giữ cung cấp không?
Căn cứ Điều 347 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Xác lập cầm giữ tài sản
1. Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản.
Theo quy định này, bên nhận cầm giữ được quyền cầm giữ tài sản kể từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Đồng thời căn cứ Điều 48 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thực hiện quyền cầm giữ
1. Bên cầm giữ chỉ được cầm giữ tài sản hoặc phần tài sản liên quan trực tiếp đến phần nghĩa vụ bị vi phạm. Trường hợp đối tượng của phần nghĩa vụ bị vi phạm bao gồm nhiều tài sản thì bên cầm giữ có quyền lựa chọn tài sản để cầm giữ.
2. Đối tượng của nghĩa vụ bị vi phạm là công việc để tạo ra sản phẩm thì bên cầm giữ chiếm giữ sản phẩm được tạo ra hoặc nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm. Trường hợp đối tượng của nghĩa vụ bị vi phạm là công việc không tạo ra sản phẩm thì bên cầm giữ chiếm giữ công cụ, phương tiện được bên có nghĩa vụ giao để thực hiện công việc.
3. Tài sản cầm giữ phát sinh hoa lợi không phải là kết quả của việc khai thác tài sản cầm giữ thì bên cầm giữ phải giao lại hoa lợi này cho bên có nghĩa vụ. Trường hợp bên cầm giữ đang quản lý hoa lợi mà đối tượng của nghĩa vụ đã được giao cho bên có nghĩa vụ trước thời điểm người này vi phạm nghĩa vụ thì bên cầm giữ chiếm giữ hoa lợi cho đến khi nghĩa vụ đối với bên cầm giữ đã được hoàn thành.
Như vậy, trong trường hợp đối tượng của nghĩa vụ bị vi phạm là công việc để tạo ra sản phẩm thì bên cầm giữ chiếm giữ sản phẩm được tạo ra hoặc nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm.
Trường hợp đối tượng của nghĩa vụ bị vi phạm là công việc không tạo ra sản phẩm thì bên cầm giữ chiếm giữ công cụ, phương tiện được bên có nghĩa vụ giao để thực hiện công việc.
Đối chiếu với thông tin bạn cung cấp, bạn và công ty A có giao kết hợp đồng, trong đó bạn có nghĩa vụ hoàn thành phần việc được giao và công ty A có nghĩa vụ cung cấp phương tiện thực hiện là chiếc máy tính và nghĩa vụ thanh toán thù lao.
Như vậy, hợp đồng giao kết giữa bạn và công ty A là hợp đồng song vụ và chịu sự điều chỉnh liên quan đến loại hợp đồng này.
Ngoài ra theo như bạn nói, bạn đã hoàn thành công việc được giao và đến thời hạn thanh toán công ty chỉ thanh toán 1/2 số tiền thỏa thuận ban đầu.
Do đó có thể xem đây là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và bạn có quyền giữ chiếc máy tính đó để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền công của công ty cho đến khi công ty A hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?
- Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy? Tải về Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy?
- Bài viết chào mừng ngày 9 1 kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên? Ngày 9 1 1950 là ngày gì?
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?