Khi bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền tác giả có bị mất hay không? Muốn sử dụng tác phẩm của người mất năng lực hành vi dân sự phải làm thế nào?
Khi bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền tác giả có bị mất hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được hướng dẫn Điều 20 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định:
“Điều 20. Quyền nhân thân
1. Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ. Quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
2. Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.
3. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả.”
Song, theo khoản 1 Điều 41 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thì quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm được xác định là quyền nhân thân có thể chuyển nhượng được cho người khác - đối tượng sở hữu quyền công bố tác phẩm có thể trao đổi, giao dịch quyền này.
Theo quy định trên, quyền công bố tác phẩm thuộc quyền tác giả là quyền nhân thân có thể chuyển giao cho chủ thể khác. Những quyền khác thuộc quyền tác giả là quyền gắn liền với tác giả, không thể chuyển giao.
Theo Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền nhân thân như sau;
“Điều 25. Quyền nhân thân
1. Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
2. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.
Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Theo đó, căn cứ trên tình huống nêu trên, A là tác giả của các tác phẩm do A sáng tác, vì vậy A có quyền nhân thân là quyền tác giả đối với tác phẩm. Khi A bị mất năng lực hành vi dân sự, quyền tác giả của A không chấm dứt. Căn cứ theo Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp này, việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của A sẽ do người đại diện theo pháp luật của A đồng ý. Do đó, B không được phép xâm phạm quyền tác giả của A.
Quyền tác giả
Muốn sử dụng tác phẩm của người mất năng lực hành vi dân sự phải làm thế nào?
Căn cứ vào Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền người giám hộ:
“Điều 58. Quyền của người giám hộ
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:
a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều này.”
Vì vợ A là người giám hộ của A nên vợ A có quyền thực hiện các giao dich dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Căn cứ theo Điều 25 Bộ luật dân sự 2015, trường hợp này, việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của A sẽ do người đại diện theo pháp luật của A đồng ý. Do đó, B không được phép xâm phạm quyền tác giả của A. Nếu B muốn sử dụng các tác phẩm của A phải xác lập các quan hệ dân sự và được sự đồng ý của vợ A.
Sử dụng tác phẩm của người khác mà không xin phép bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định:
“Điều 11. Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Theo đó hành vi của B sẽ bị phạt tiền 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định. Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?