Khi biên soạn lịch sử Chính phủ Việt Nam có nghiên cứu về Chính phủ Lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam hay không?
Mục đích của việc ban hành đề cương biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục I Đề cương biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2015) được ban hành kèm theo Quyết định 55/QĐ-BCĐLSCPVN năm 2015 như sau:
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích:
Phản ánh tương đối đầy đủ, toàn diện, có hệ thống quá trình ra đời, phát triển về tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Qua đó, rút ra những bài học và kinh nghiệm quý báu phục vụ cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước của Chính phủ, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đổi mới hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng. Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2015) còn là tài liệu chính thức giới thiệu về Chính phủ và nền hành chính Việt Nam với bạn bè quốc tế; phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở nước ta.
...
Như vậy, đề cương biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2015) được ban hành nhằm mục đích:
- Phản ánh tương đối đầy đủ, toàn diện, có hệ thống quá trình ra đời, phát triển về tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử;
- Rút ra những bài học và kinh nghiệm quý báu phục vụ cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước của Chính phủ;
- Góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Đổi mới hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội của Đảng;
- Dùng làm tài liệu chính thức giới thiệu về Chính phủ và nền hành chính Việt Nam với bạn bè quốc tế; phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở nước ta.
Khi biên soạn lịch sử Chính phủ Việt Nam có nghiên cứu về Chính phủ Lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Đối tượng được nghiên cứu biên soạn cụ thể về lịch sử Chính phủ Việt Nam là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục II Đề cương biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2015) được ban hành kèm theo Quyết định 55/QĐ-BCĐLSCPVN năm 2015 như sau:
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN
1. Đối tượng nghiên cứu biên soạn: Là quá trình hình thành, phát triển về tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước từ năm 1945 đến năm 2015. Việc nghiên cứu, xem xét tổ chức và hoạt động của Chính phủ được đặt trong mối quan hệ trực tiếp với cơ quan lập pháp (Quốc hội), cơ quan tư pháp (Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân) với bộ máy chính quyền địa phương các cấp cũng như với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Tuy nhiên công trình không nghiên cứu tổ chức, hoạt động của các tổ chức này mà chỉ xem xét các mối quan hệ của nó với Chính phủ để làm rõ hơn về các chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, nội dung, phương thức quản lý điều hành của Chính phủ trong từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể.
...
Như vậy, đối tượng nghiên cứu biên soạn là quá trình hình thành, phát triển về tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước từ năm 1945 đến năm 2015.
- Việc nghiên cứu, xem xét tổ chức và hoạt động của Chính phủ được đặt trong mối quan hệ trực tiếp với cơ quan lập pháp (Quốc hội), cơ quan tư pháp (Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân) với bộ máy chính quyền địa phương các cấp cũng như với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.
- Tuy nhiên công trình không nghiên cứu tổ chức, hoạt động của các tổ chức này mà chỉ xem xét các mối quan hệ của nó với Chính phủ để làm rõ hơn về các chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, nội dung, phương thức quản lý điều hành của Chính phủ trong từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể.
Có nghiên cứu về Chính phủ Lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam khi biên soạn lịch sử Chính phủ Việt Nam hay không?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Đề cương biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2015) được ban hành kèm theo Quyết định 55/QĐ-BCĐLSCPVN năm 2015 như sau:
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN
...
2. Phạm vi nghiên cứu, biên soạn
a) Về thời gian: Từ năm 1945 đến năm 2015
b) Về không gian: Giới hạn trong phạm vi tổ chức và hoạt động của Chính phủ cách mạng, đại biểu cho cả quốc gia thống nhất, cho ý chí và sức mạnh của cả dân tộc, đó là Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa (bao gồm cả Chính phủ liên hiệp, Chính phủ lâm thời thời kỳ 1945 - 1946); Chính phủ Lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
...
Như vậy, khi biên soạn lịch sử Chính phủ Việt Nam bao gồm cả nghiên cứu về phạm vi tổ chức và hoạt động của Chính phủ Lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?