Khi cấp phát thuốc cho người bệnh điều trị nội trú người hành nghề được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc có phải ghi chép thời gian cấp phát thuốc không?
- Khi cấp phát thuốc cho người bệnh điều trị nội trú người hành nghề được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc có phải ghi chép thời gian cấp phát thuốc không?
- Nội dung chăm sóc người bệnh bao gồm những hoạt động nào?
- Khi người bệnh điều trị nội trú ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm gì?
Khi cấp phát thuốc cho người bệnh điều trị nội trú người hành nghề được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc có phải ghi chép thời gian cấp phát thuốc không?
Căn cứ tại Điều 63 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 sử dụng thuốc trong điều trị:
Sử dụng thuốc trong điều trị
...
3. Khi cấp phát thuốc cho người bệnh, người hành nghề được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng thuốc;
b) Kiểm tra, đối chiếu đơn thuốc với các thông tin về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, hạn dùng và số lượng khi nhận thuốc;
c) Kiểm tra, đối chiếu họ tên người bệnh, tên thuốc, dạng thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, thời gian dùng trước khi cấp phát thuốc cho người bệnh;
d) Đối với người bệnh điều trị nội trú, phải ghi chép đầy đủ thời gian cấp phát thuốc cho người bệnh, theo dõi, phát hiện kịp thời các tai biến và báo cho người hành nghề trực tiếp điều trị.
4. Người bệnh có trách nhiệm dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của người hành nghề. Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh kịp thời thông báo cho người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về các dấu hiệu bất thường sau khi người bệnh dùng thuốc.
Như vậy, khi cấp phát thuốc cho người bệnh điều trị nội trú người hành nghề được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc phải ghi chép đầy đủ thời gian cấp phát thuốc cho người bệnh, theo dõi, phát hiện kịp thời các tai biến và báo cho người hành nghề trực tiếp điều trị.
Lưu ý: việc sử dụng thuốc trong khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Chỉ định sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả;
- Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh;
- Bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc đúng quy định.
Khi cấp phát thuốc cho người bệnh điều trị nội trú người hành nghề được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc có phải ghi chép thời gian cấp phát thuốc không? (Hình từ Internet)
Nội dung chăm sóc người bệnh bao gồm những hoạt động nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 về chăm sóc người bệnh:
Theo đó, nội dung chăm sóc người bệnh bao gồm những hoạt động sau:
- Xác định nhu cầu chăm sóc, chẩn đoán điều dưỡng, chỉ định can thiệp chăm sóc người bệnh;
- Phân cấp cấp độ chăm sóc người bệnh;
- Thực hiện các kỹ thuật can thiệp chuyên môn, hỗ trợ để chăm sóc người bệnh, hướng dẫn người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh thực hiện một số hoạt động chăm sóc;
- Theo dõi tình trạng của người bệnh, đánh giá kết quả thực hiện can thiệp chăm sóc.
Trong đó, chăm sóc người bệnh là việc thực hiện các kỹ thuật can thiệp chuyên môn, hỗ trợ để chăm sóc người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh theo chỉ định của người hành nghề.
Khi người bệnh điều trị nội trú ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm gì?
Đối chiếu với quy định tại khoản 6 Điều 77 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 về điều trị nội trú:
Theo đó, khi người bệnh điều trị nội trú ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau:
- Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án;
- Hướng dẫn người bệnh về việc tự chăm sóc sức khỏe;
- Chỉ định điều trị ngoại trú trong trường hợp cần thiết;
- Quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh;
- Cung cấp giấy ra viện cho người bệnh.
Trong đó, điều trị nội trú được áp dụng đối với trường hợp người bệnh phải lưu lại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo chỉ định của người hành nghề.
Lưu ý số 1: Người bệnh điều trị nội trú được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Khi người bệnh đã khỏi bệnh hoặc tình trạng bệnh ổn định;
- Có yêu cầu được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và có cam kết của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh đối với trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bệnh là người chưa thành niên.
Lưu ý số 2: Tùy theo chuyên khoa và điều kiện hoạt động, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tổ chức điều trị nội trú.
Phòng khám đa khoa tư nhân tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo, phòng khám đa khoa khu vực của Nhà nước, nhà hộ sinh và trạm y tế xã được bố trí giường lưu để theo dõi và điều trị cho người bệnh nhưng tối đa không quá 72 giờ, trừ trường hợp bất khả kháng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?