Khi chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có thể giữ lại tiền phải thanh toán (hoặc sổ bảo hiểm xã hội) của người lao động không?
- Khi chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có thể giữ lại tiền phải thanh toán (hoặc sổ bảo hiểm xã hội) của người lao động không?
- Khi chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động không chịu hoàn trả tài sản thì doanh nghiệp có được khấu trừ tiền lương không?
- Nếu người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không chịu hoàn trả tài sản cho doanh nghiệp thì xử lý như thế nào?
Khi chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có thể giữ lại tiền phải thanh toán (hoặc sổ bảo hiểm xã hội) của người lao động không?
Căn cứ Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 có quy định trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
"1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.”
Trong đó có 02 trách nhiệm chính: (1) thanh toán các chế độ có liên quan; và (2) thực hiện thủ tục về bảo hiểm xã hội.
Căn cứ vào các quy định trên, có thể thấy rằng trách nhiệm thanh toán/hoàn trả đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi là trách nhiệm của các bên.
Tuy nhiên, định hướng pháp luật luôn hướng đến việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động (được xem là bên yếu thế trong mối quan hệ lao động), người sử dụng lao động vẫn có nghĩa vụ thanh toán/chi trả các chế độ cho người lao động cho dù họ có hoàn thành các nghĩa vụ của mình chưa.
Hay nói cách khác, việc người lao đông không hoàn thành trách nhiệm sẽ không phải là lý do hợp pháp để loại trừ nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Do đó, người sử dụng lao động cần thực hiện đúng nghĩa vụ của mình dù người lao động có hoàn thành nghĩa vụ hay chưa, nếu thực hiện sai sẽ bị xử phạt.
Và nếu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ của mình rồi, thì người sử dụng lao động có thể khởi kiện người lao động ra Tòa án để yêu cầu người lao động thực hiện trách nhiệm hay bồi thường.
Tải về mẫu sổ bảo hiểm xã hội mới nhất 2023: Tại Đây
Chấm dứt hợp đồng lao động (Hình từ Internet)
Khi chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động không chịu hoàn trả tài sản thì doanh nghiệp có được khấu trừ tiền lương không?
Căn cứ theo Điều 102 Bộ luật Lao động 2019 quy định về khấu trừ tiền lương như sau:
"1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.
2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân."
Theo quy định của Bộ luật lao động 2019, việc khấu trừ lương này chỉ được thực hiện để bồi thường thiệt hại do người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động mà thôi.
Như vậy trong trường hợp của bạn thì bạn không thể khấu trừ tiền lương của nhân viên vì không hoàn trả tài sản khi chấm dứt hợp đồng lao động được.
Nếu người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không chịu hoàn trả tài sản cho doanh nghiệp thì xử lý như thế nào?
Trong trường hợp khi chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động không chịu hoàn trả tài sản cho doanh nghiệp thì có 2 cách xử lý:
Đầu tiên là thỏa thuận, 2 bên có thể thỏa thuận với nhau để tìm hướng giải quyết.
Nếu không thỏa thuận được thì doanh nghiệp có thể khởi kiện tại Tòa án theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Mẫu đơn khởi kiện được quy định tại mẫu số 23-DS trong danh mục danh mục 93 biểu mẫu trong tố tụng dân sự ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
Tuy nhiên khởi kiện tại Tòa án thường mất nhiều thời gian và công sức (nhiều khi chi phí còn cao hơn phần tài sản cần được thu hồi). Do đó, bạn có thể cân nhắc về phương án thương lượng với người lao động để yêu cầu người lao động hoàn trả tài sản trong một khoảng thời gian hợp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?