Khi Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập vắng mặt thì có được ủy quyền cho ai thực hiện chức năng của mình không?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập là ai?
- Ai có quyền bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập?
- Khi Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập vắng mặt thì có được ủy quyền cho ai thực hiện chức năng của mình không?
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập là ai?
Theo điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 19/2022/TT-BKHCN (Có hiệu lực từ 15/03/2023), được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 228/QĐ-BKHĐT năm 2023 (Có hiệu lực từ 27/02/2023) quy định cơ cấu của Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Hội đồng quản lý có số lượng thành viên từ 05 đến 11 người, tổng số thành viên phải là số lẻ, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch (nếu có), Thư ký và các thành viên khác.
2. Thành phần Hội đồng quản lý
a) Chủ tịch Hội đồng là đại diện cơ quan hoặc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp hoặc đại diện cơ quan cấp trên của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
b) Đại diện một số đơn vị cấp trên trực tiếp của tổ chức khoa học và công nghệ công lập về các lĩnh vực: kế hoạch-tài chính, tổ chức cán bộ, nghiệp vụ chuyên môn.
c) Người đứng đầu, 01 cấp phó của người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Đại diện lãnh đạo cấp ủy Đảng; Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của tổ chức khoa học và công nghệ công lập (nếu cần thiết).
3. Số lượng, cơ cấu, thành phần của Hội đồng quản lý do cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý quyết định cụ thể trên cơ sở quy định tại khoản 2 Điều này, yêu cầu thực tiễn, đặc thù của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Nhiệm kỳ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng quản lý không quá 05 (năm) năm.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập là đại diện cơ quan hoặc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp hoặc đại diện cơ quan cấp trên của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Trước đây, căn cứ Điều 7 Thông tư 13/2017/TT-BKHCN (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) quy định cơ cấu của Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập như sau:
Cơ cấu của Hội đồng quản lý
Hội đồng quản lý có từ 05 đến 11 thành viên, gồm Chủ tịch, không quá 02 Phó Chủ tịch và các ủy viên với cơ cấu như sau:
1. Chủ tịch Hội đồng là đại diện Lãnh đạo của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Trường hợp cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của tổ chức khoa học và công nghệ công lập không phải là Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì trong Hội đồng quản lý phải có ít nhất một ủy viên là đại diện Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
2. Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
3. Các ủy viên là đại diện Lãnh đạo của một hoặc một số đơn vị tham mưu về: tổ chức cán bộ, kế hoạch, tài chính, quản lý khoa học và công nghệ của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
Một số ủy viên khác là công chức hoặc viên chức của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, trong đó có 01 ủy viên được cử làm Thư ký của Hội đồng quản lý.
Khi Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập vắng mặt thì có được ủy quyền cho ai thực hiện chức năng của mình không? (Hình từ Internet)
Ai có quyền bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập?
Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 19/2022/TT-BKHCN (Có hiệu lực từ 15/03/2023) quy định như sau:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng quản lý
1. Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thành viên của Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý của tổ chức khoa học và công nghệ công lập quyết định.
2. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thành viên của Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý của tổ chức khoa học và công nghệ công lập có quyền quyết định bổ nhiệm Chủ tịch.
Trước đây, căn cứ khoản 3 Điều 9 Thông tư 13/2017/TT-BKHCN (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) quy định như sau:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm và nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý
1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên Hội đồng quản lý do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm.
2. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý không quá 05 năm. Trong quá trình hoạt động, Hội đồng quản lý có thể đề nghị điều chỉnh thành viên khi cần thiết. Mỗi thành viên không tham gia Hội đồng quản lý quá hai nhiệm kỳ liên tục (trừ người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập). Sau mỗi nhiệm kỳ, thành viên Hội đồng quản lý được bổ nhiệm mới và bổ nhiệm lại nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định.
3. Các thành viên Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng thù lao kiêm nhiệm từ nguồn kinh phí hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Mức thù lao của các thành viên Hội đồng quản lý được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
4. Trong quá trình hoạt động, nếu thành viên Hội đồng quản lý bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên, chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc có đơn đề nghị không làm thành viên Hội đồng quản lý thì Hội đồng quản lý xem xét, đề nghị cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm.
Khi Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập vắng mặt thì có được ủy quyền cho ai thực hiện chức năng của mình không?
Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 19/2022/TT-BKHCN (Có hiệu lực từ 15/03/2023) quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng quản lý
...
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý
a) Điều hành hoạt động và ký các văn bản theo ủy quyền.
b) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng quản lý theo quy định tại khoản 1 Điều này và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản lý
a) Điều hành Hội đồng quản lý thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
b) Tổ chức việc giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; kết quả quản lý điều hành của người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
c) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động theo nhiệm kỳ và hằng năm, hằng quý của Hội đồng quản lý; lãnh đạo thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý.
d) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp Hội đồng quản lý; ủy quyền cho Phó chủ tịch chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý trong trường hợp vắng mặt; chỉ đạo chuẩn bị các chương trình, tài liệu cuộc họp hoặc lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản lý.
đ) Ký các văn bản của Hội đồng quản lý.
e) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định pháp luật hoặc theo quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
Như vậy, khi Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập vắng mặt thì chỉ được ủy quyền cho Phó chủ tịch chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý mà không được thay mình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản lý.
Trước đây, căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 13/2017/TT-BKHCN (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản lý
1. Phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản lý.
2. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp Hội đồng quản lý.
3. Ban hành, giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng quản lý và giám việc thực hiện các chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên.
4. Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản lý khi Chủ tịch Hội đồng quản lý vắng mặt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?