Khi chuyển mục đích sử dụng rừng phải bồi hoàn giá trị giải phóng mặt bằng và trồng rừng thay thế hay không?

Cho em hỏi có văn bản nào quy định khi chuyển mục đích sử dụng rừng phải bồi hoàn giá trị giải phóng mặt bằng và trồng rừng thay thế không? Có thì nguyên tắc thực hiện như thế nào? Mong được trả lời, tôi cảm ơn!

Khi chuyển mục đích sử dụng rừng có phải bồi hoàn giá trị giải phóng mặt bằng và trồng rừng thay thế hay không?

Theo quy định tại Điều 19 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về điều kiện để được chuyển mục đích sử dụng rừng như sau:

"Điều 19. Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
1. Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
3. Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
4. Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế."

Chiếu theo quy định trên thì một trong những điều kiện để chuyển mục đích sử dụng rừng là phải có phương án trồng rừng thay thế được nhà nước phê duyệt hoặc nộp tiền trồng rừng thay thế.

Ngoài ra thì không có quy định về bồi hoàn giá trị giải phóng mặt bằng khi chuyển mục đích sử dụng rừng.

Khi chuyển mục đích sử dụng rừng phải bồi hoàn giá trị giải phóng mặt bằng và trồng rừng thay thế hay không?

Khi chuyển mục đích sử dụng rừng phải bồi hoàn giá trị giải phóng mặt bằng và trồng rừng thay thế hay không? (Hình từ Internet)

Khi chuyển mục đích sử dụng rừng thực hiện việc trồng rừng thay thế như thế nào?

Theo quy định tại Điều 21 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về việc trồng rừng thay thế gồm 2 phương án như sau:

- Chủ dự án tự trồng rừng thay thế: Chủ dự án được giao đất, thuê đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải trồng rừng thay thế bằng diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng trồng, bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên.

Đồng thời phải xây dựng phương án trồng rừng thay thế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

- Chủ dự án không tự trồng rừng thay thế: Trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thay thế thì nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh.

Số tiền nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh bằng diện tích rừng phải trồng thay thế đối với trường hợp tự trồng rừng thay thế với đơn giá cho 01 ha rừng trồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng tiền đã nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.

Hồ sơ, thủ tục, trình tự phê duyệt phương án trồng rừng thay thế đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng rừng như thế nào?

Nội dung này căn cứ quy định tại các khoản 3, 4, khoản 6 Điều 3 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ ngày 15/02/2023), cụ thể như sau:

Chủ dự án tự trồng rừng thay thế
1. Chủ dự án tự tổ chức trồng rừng thay thế phải có diện tích đất chưa có rừng được quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hoặc rừng sản xuất được Nhà nước giao, cho thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Hồ sơ gồm:
a) Bản chính văn bản đề nghị phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Phương án trồng rừng thay thế quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản chính dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư này;
d) Bản sao văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương chuyên mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
đ) Bản sao tài liệu khác có liên quan (nếu có).
4. Trình tự thực hiện:
Chủ dự án nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
5. Thời gian trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ cho chủ dự án và nêu rõ lý do;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho chủ dự án và nêu rõ lý do.
6. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định hồ sơ Phương án trồng rừng thay thế. Trường hợp cần kiểm tra, đánh giá Phương án trồng rừng tại thực địa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định, tổ chức thẩm định và hoàn thành thẩm định trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Thành viên Hội đồng thẩm định gồm đại diện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có diện tích đất trồng rừng thay thế; đại diện tổ chức khoa học có liên quan (nếu có). Số lượng thành viên Hội đồng thẩm định không quá 07 người.
a) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế; kèm theo dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế;
b) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho chủ dự án và nêu rõ lý do.
...

Như vậy, hồ sơ, thủ tục, trình tự phê duyệt phương án trồng rừng thay thế đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng rừng thực hiện theo quy định cụ thể trên.

Trước đây, khoản 3, 4, khoản 5 Điều 3 Thông tư 13/2019/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ ngày 15/02/2023) quy định:

Chủ dự án tự trồng rừng thay thế

...

3. Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế

a) Thành phần hồ sơ, gồm:

Phương án trồng rừng thay thế theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này;

Văn bản đề nghị phê duyệt theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này;

Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

b) Trường hợp hồ sơ là bản bằng chữ nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt.

4. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế

a) Chủ dự án nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, e-mail, fax) 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích đất trồng rừng thay thế;

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực;

Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính;

Chủ dự án chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ đã nộp.

b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả cho Chủ dự án ngay khi tiếp nhận hồ sơ;

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thông báo cho Chủ dự án ngay khi nhận được hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; bằng văn bản trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với trường hợp nộp bằng phương thức khác.

5. Trình tự thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng thay thế

a) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của Chủ dự án, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thẩm định. Trường hợp cần xác minh thực địa về hiện trạng diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, địa điểm dự kiến trồng rừng thay thế, thời gian hoàn thành thẩm định phương án trồng rừng thay thế được kéo dài thêm, nhưng không quá 15 ngày làm việc.

Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có diện tích đất trồng rừng thay thế; có thể mời đại diện tổ chức khoa học có liên quan. Số thành viên Hội đồng ít nhất là 05 người, trong đó 01 lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ tịch Hội đồng. Trường hợp dự án có tổng diện tích trồng rừng thay thế dưới 10 hec-ta thì Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành phần Hội đồng thẩm định với số lượng thành viên ít hơn.

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là UBND cấp tỉnh) xem xét, phê duyệt phương án trồng rừng thay thế. Trường hợp không đề nghị UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt phương án trồng rừng thay thế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo rõ lý do bằng văn bản đến Chủ dự án nếu rõ lý do.

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt phương án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp tỉnh phê duyệt phương án trồng rừng thay thế, gửi kết quả đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ dự án. Trường hợp không phê duyệt, UBND cấp tỉnh thông báo rõ lý do bằng văn bản cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ dự án.

Chuyển mục đích sử dụng rừng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Chuyển mục đích sử dụng rừng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dự án cấp thiết nào cần phải chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên? Phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên phải đảm bảo gì?
Pháp luật
Có phải trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác? Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác là gì?
Pháp luật
Mẫu đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng đối với cá nhân được quy định như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng đối với cá nhân?
Pháp luật
Mẫu đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng đối với tổ chức được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Có thể chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác khi tiến hành thực hiện dự án quan trọng quốc gia không?
Pháp luật
Chủ dự án được giao đất khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có phải trồng rừng thay thế hay không?
Pháp luật
Trình tự chuyển mục đích sử dụng rừng và đất của dự án phát triển mỏ dầu khí trên đất liền thực hiện thế nào?
Pháp luật
Chủ dự án được giao đất, thuê đất chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có bắt buộc tự trồng rừng thay thế hay không?
Pháp luật
Khi chuyển mục đích sử dụng rừng phải bồi hoàn giá trị giải phóng mặt bằng và trồng rừng thay thế hay không?
Pháp luật
Muốn thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có phải trồng rừng thay thế hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyển mục đích sử dụng rừng
2,611 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyển mục đích sử dụng rừng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyển mục đích sử dụng rừng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào