Khi có chiến tranh việc xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự ở từng cấp có phải gắn với thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ không?
Khi có chiến tranh việc xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự ở từng cấp có phải gắn với thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ không?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định hệ thống công trình phòng thủ dân sự như sau:
Hệ thống công trình phòng thủ dân sự
1. Xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự ở từng cấp khi có chiến tranh phải gắn với thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ. Việc thẩm định, phê duyệt kế hoạch xây dựng hệ thống các công trình phòng thủ dân sự được thực hiện theo quy định của Chính phủ về khu vực phòng thủ và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Xây dựng hệ thống các công trình phòng thủ dân sự, phải bảo đảm kết hợp phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; triệt để tận dụng các hang động, địa hình, công trình nửa ngầm, công trình đường hầm, công trình ngầm làm hầm trú ẩn cho nhân dân, cơ quan, tổ chức khi có nguy cơ xảy ra thảm họa hoặc có chiến tranh. Nhà nước có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài xây dựng các công trình ngầm để bảo đảm tính lưỡng dụng.
...
Theo đó, việc xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự ở từng cấp khi có chiến tranh phải gắn với thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ.
Xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự (Hình từ Internet)
Hệ thống công trình phòng thủ dân sự bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định hệ thống công trình phòng thủ dân sự như sau:
Hệ thống công trình phòng thủ dân sự
...
3. Hệ thống công trình phòng thủ dân sự gồm: Công trình dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động; công trình phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí thông thường, vũ khí hủy diệt lớn; công trình nghi trang, nghi binh; đường cơ động; hệ thống thiết bị phòng hóa tập thể; hệ thống thiết bị thông gió, lọc độc; hệ thống đê điều; hệ thống hồ chứa thủy lợi; hệ thống rừng đặc dụng phòng hộ; khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão; hệ thống kho dự trữ quốc gia; công trình bảo vệ, cất giữ lương thực, thực phẩm, nguồn nước, thuốc y tế, vật tư, phương tiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự; công trình, phương tiện, trang thiết bị bảo đảm cho huấn luyện, diễn tập phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, ứng phó thảm họa, tìm kiếm cứu nạn.
Như vậy, hệ thống công trình phòng thủ dân sự gồm: Công trình dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động; công trình phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí thông thường, vũ khí hủy diệt lớn; công trình nghi trang, nghi binh; đường cơ động; hệ thống thiết bị phòng hóa tập thể; hệ thống thiết bị thông gió, lọc độc; hệ thống đê điều; hệ thống hồ chứa thủy lợi; hệ thống rừng đặc dụng phòng hộ; khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão; hệ thống kho dự trữ quốc gia; công trình bảo vệ, cất giữ lương thực, thực phẩm, nguồn nước, thuốc y tế, vật tư, phương tiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự; công trình, phương tiện, trang thiết bị bảo đảm cho huấn luyện, diễn tập phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, ứng phó thảm họa, tìm kiếm cứu nạn.
Tổ chức xây dựng công trình phòng thủ dân sự được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định hệ thống công trình phòng thủ dân sự như sau:
Hệ thống công trình phòng thủ dân sự
...
4. Tổ chức xây dựng công trình phòng thủ dân sự
a) Trên cơ sở quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện căn cứ kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ và khả năng kinh tế của địa phương chỉ đạo lập kế hoạch và tổ chức xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự gắn với kế hoạch xây dựng thế trận quân sự của khu vực phòng thủ của từng địa phương;
b) Bộ Quốc phòng chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành trung ương hướng dẫn quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật các loại công trình để đáp ứng yêu cầu phòng thủ dân sự và hướng dẫn xây dựng, quản lý, bảo dưỡng, bảo vệ các công trình phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng. Khi địa phương chuyển sang tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, các công trình phải xây dựng theo lệnh khẩn cấp để thực hiện chức năng, phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh của các cơ quan, tổ chức và nhân dân tin thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù.
Theo đó, tổ chức xây dựng công trình phòng thủ dân sự được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?