Khi có đủ căn cứ, điều kiện nhập vụ án hình sự nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện thì xử lý như thế nào?
- Viện kiểm sát quyết định nhập vụ án trong giai đoạn truy tố trong trường hợp nào?
- Khi có đủ căn cứ, điều kiện nhập vụ án hình sự nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện thì xử lý như thế nào?
- Khi kiểm sát trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát có được kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm không?
Viện kiểm sát quyết định nhập vụ án trong giai đoạn truy tố trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 242 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Nhập hoặc tách vụ án trong giai đoạn truy tố
1. Viện kiểm sát quyết định nhập vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Bị can phạm nhiều tội;
b) Bị can phạm tội nhiều lần;
c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.
2. Viện kiểm sát quyết định tách vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây nếu xét thấy việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can:
a) Bị can bỏ trốn;
b) Bị can mắc bệnh hiểm nghèo;
c) Bị can bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Như vậy, theo quy định trên, trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát quyết định nhập vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Bị can phạm nhiều tội;
- Bị can phạm tội nhiều lần;
- Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.
Nhập vụ án trong giai đoạn truy tố (Hình từ Internet)
Khi có đủ căn cứ, điều kiện nhập vụ án hình sự nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 29 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định như sau:
Chuyển vụ án để điều tra, truy tố theo thẩm quyền; nhập, tách vụ án hình sự
...
2. Trường hợp Viện kiểm sát chuyển vụ án để truy tố theo thẩm quyền thì Cơ quan điều tra kết thúc điều tra vụ án có trách nhiệm phối hợp cùng Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra vụ án thực hiện yêu cầu, quyết định chuyển vật chứng (nếu có) và quyết định khác của Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố.
3. Trường hợp có căn cứ để nhập, tách vụ án hình sự theo quy định tại Điều 170, Điều 242 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trao đổi, thống nhất trước khi ra quyết định. Trường hợp có đủ căn cứ, điều kiện nhập, tách vụ án hình sự nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định nhập, tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra.
Theo đó, trường hợp có căn cứ để nhập vụ án hình sự theo quy định tại Điều 242 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trao đổi, thống nhất trước khi ra quyết định.
Trường hợp có đủ căn cứ, điều kiện nhập vụ án hình sự nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định nhập vụ án hình sự để tiến hành điều tra.
Khi kiểm sát trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát có được kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm không?
Căn cứ theo Điều 237 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát trong giai đoạn truy tố
1. Khi kiểm sát trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật;
b) Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật;
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để kiểm sát trong giai đoạn truy tố theo quy định của Bộ luật này.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, kiến nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị cho Viện kiểm sát.
Như vậy, khi kiểm sát trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật;
- Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để kiểm sát trong giai đoạn truy tố theo quy định của Bộ luật này.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, kiến nghị trên thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị cho Viện kiểm sát.
Như vậy, khi kiểm sát trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát có được kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?