Khi có hai hoặc nhiều nước yêu cầu dẫn độ một người thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định dẫn độ dựa trên những yếu tố nào?
Khi có hai hoặc nhiều nước yêu cầu dẫn độ một người thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định dẫn độ dựa trên những yếu tố nào?
Theo Điều 39 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định về xem xét yêu cầu dẫn độ của nhiều nước đối với một người như sau:
Xem xét yêu cầu dẫn độ của nhiều nước đối với một người
1. Trong trường hợp Bộ Công an nhận được văn bản của hai hoặc nhiều nước yêu cầu dẫn độ một người về cùng một tội phạm hoặc nhiều tội phạm khác nhau thì Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định đáp ứng yêu cầu dẫn độ cho một trong các nước yêu cầu và chuyển hồ sơ yêu cầu dẫn độ cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định dẫn độ.
2. Khi xem xét yêu cầu dẫn độ quy định tại khoản 1 Điều này, ngoài các quy định của pháp luật, còn phải xem xét các yếu tố liên quan sau đây:
a) Quốc tịch hữu hiệu và nơi thường trú cuối cùng của người bị yêu cầu dẫn độ;
b) Tính hợp pháp và mức độ phù hợp của yêu cầu dẫn độ;
c) Thời gian và địa điểm thực hiện tội phạm;
d) Lợi ích riêng của các nước yêu cầu;
đ) Mức độ nghiêm trọng của tội phạm;
e) Quốc tịch của người bị hại;
g) Khả năng dẫn độ tiếp theo giữa các nước yêu cầu dẫn độ;
h) Ngày đưa ra yêu cầu dẫn độ;
i) Các yếu tố khác có liên quan.
Theo đó, khi có hai hoặc nhiều nước yêu cầu dẫn độ một người thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định dẫn độ dựa trên những yếu tố liên quan được quy định tại khoản 2 Điều 39 nêu trên.
Yêu cầu dẫn độ (Hình từ Internet)
Thời hạn để Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định yêu cầu dẫn độ là bao lâu?
Căn cứ Điều 40 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định về quyết định dẫn độ như sau:
Quyết định dẫn độ
1. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu dẫn độ do Bộ Công an chuyển đến, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người bị yêu cầu dẫn độ đang cư trú, đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc chấp hành hình phạt tù phải thụ lý và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trong thời hạn chuẩn bị xem xét yêu cầu dẫn độ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài làm rõ những điểm chưa rõ trong hồ sơ yêu cầu dẫn độ. Văn bản yêu cầu dẫn độ và văn bản trả lời được gửi thông qua Bộ Công an.
2. Trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày thụ lý, tuỳ từng trường hợp mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra một trong các quyết định sau đây:
a) Xem xét yêu cầu dẫn độ khi có đủ các điều kiện theo quy định của Luật này;
b) Đình chỉ việc xem xét yêu cầu dẫn độ và trả hồ sơ cho Bộ Công an trong trường hợp không thuộc thẩm quyền hoặc bên nước ngoài rút yêu cầu dẫn độ hoặc người bị yêu cầu dẫn độ đã rời khỏi Việt Nam hoặc vì lý do khác mà việc xem xét không thể tiến hành được.
3. Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét yêu cầu dẫn độ trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và chuyển ngay một bộ hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
4. Việc xem xét yêu cầu dẫn độ được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng gồm ba thẩm phán trong đó có một thẩm phán làm chủ tọa và có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Hội đồng xem xét yêu cầu dẫn độ làm việc theo trình tự sau đây:
a) Một thành viên của Hội đồng trình bày nội dung hồ sơ của nước yêu cầu dẫn độ và nêu ý kiến về cơ sở pháp lý của việc dẫn độ;
b) Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc dẫn độ;
c) Luật sư hoặc người đại diện hợp pháp của người bị yêu cầu dẫn độ trình bày ý kiến, nếu có;
d) Người bị yêu cầu dẫn độ trình bày ý kiến;
đ) Căn cứ vào các quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số việc dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ.
...
Theo quy định trên, thời hạn để Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định yêu cầu dẫn độ là ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ.
Việc thi hành quyết định dẫn độ được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại Điều 42 Luật Tương trợ tư pháp 2007 về thi hành quyết định dẫn độ như sau:
Thi hành quyết định dẫn độ
1. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày quyết định của Tòa án nhân dân về dẫn độ có hiệu lực pháp luật, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định thi hành quyết định dẫn độ. Quyết định thi hành quyết định dẫn độ phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Bộ Công an, nước yêu cầu dẫn độ và người bị dẫn độ.
2. Sau khi nhận được quyết định thi hành quyết định dẫn độ, cơ quan công an có thẩm quyền tiến hành bắt người bị dẫn độ. Việc bắt người bị dẫn độ được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thi hành việc dẫn độ và thông báo bằng văn bản cho nước yêu cầu dẫn độ.
Như vậy, việc thi hành quyết định dẫn độ được thực hiện theo quy định tại Điều 42 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?