Khi có nhiều cá nhân cùng đủ điều kiện xét khen thưởng trong ngành Kế hoạch và Đầu tư thì theo quy định phải lựa chọn người nào?
- Có những hình thức tổ chức thi đua nào trong ngành Kế hoạch và Đầu tư?
- Có được tiến hành xét khen thưởng khi chưa có kết quả phân loại đánh giá cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị hay không?
- Khi có nhiều cá nhân cùng đủ điều kiện xét khen thưởng trong ngành Kế hoạch và Đầu tư thì theo quy định phải lựa chọn người nào?
Có những hình thức tổ chức thi đua nào trong ngành Kế hoạch và Đầu tư?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 07/2018/TT-BKHĐT quy định về hình thức tổ chức thi đua trong ngành Kế hoạch và Đầu tư như sau:
Hình thức tổ chức thi đua
1. Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hằng ngày, hằng tháng, hằng quý, hằng năm của đơn vị.
Việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể và được triển khai thực hiện tại đơn vị hoặc theo cụm, khối thi đua để phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua. Kết thúc năm công tác, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, trưởng các cụm, khối thi đua tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.
2. Thi đua theo đợt (hoặc chuyên đề) là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung được xác định trong khoảng thời gian nhất định, để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của đơn vị. Chỉ phát động thi đua theo đợt khi đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung và giải pháp.
Thi đua theo đợt (chuyên đề) tổ chức trong phạm vi ngành Kế hoạch và Đầu tư, khi tiến hành sơ kết, tổng kết phong trào thi đua từ 03 năm trở lên, đơn vị lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”; phong trào thi đua từ 05 năm trở lên, đề nghị khen thưởng “Huân chương Lao động hạng ba”.
Như vậy, có hai hình thức tổ chức thi đua trong ngành Kế hoạch và Đầu tư, bao gồm:
(1) Thi đua thường xuyên;
(2) Thi đua theo đợt hoặc chuyên đề.
Có những hình thức tổ chức thi đua nào trong ngành Kế hoạch và Đầu tư? (Hình từ Internet)
Có được tiến hành xét khen thưởng khi chưa có kết quả phân loại đánh giá cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 07/2018/TT-BKHĐT quy định về nguyên tắc thi đua khen thưởng như sau:
Nguyên tắc thi đua, khen thưởng
...
2. Nguyên tắc khen thưởng
...
h) Thời gian trình khen thưởng lần tiếp theo được tính theo thời gian lập được thành tích ghi trong quyết định khen thưởng lần trước. Đối với quyết định khen thưởng không ghi thời gian lập được thành tích thì thời gian trình khen thưởng lần sau được tính theo thời gian ban hành quyết định khen thưởng lần trước;
i) Trong 01 năm không đề nghị cấp trên xét, tặng 02 hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cho một tập thể hoặc một cá nhân (trừ thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất; khen thưởng quá trình cống hiến; khen thưởng theo niên hạn). Không đề nghị tặng 02 loại Huân chương hoặc tặng Huân chương và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho cùng một thành tích;
k) Việc bình xét khen thưởng chỉ được tiến hành khi đã có kết quả phân loại đánh giá cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị.
Như vậy, theo quy định trên thì không được tiến hành việc bình xét khen thưởng khi chưa có kết quả phân loại đánh giá cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị.
Khi có nhiều cá nhân cùng đủ điều kiện xét khen thưởng trong ngành Kế hoạch và Đầu tư thì theo quy định phải lựa chọn người nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 07/2018/TT-BKHĐT quy định về nguyên tắc thi đua khen thưởng như sau:
Nguyên tắc thi đua, khen thưởng
...
2. Nguyên tắc khen thưởng
...
g) Chỉ lấy kết quả khen thưởng về thành tích toàn diện để làm căn cứ xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng. Kết quả khen thưởng phong trào thi đua theo đợt được ghi nhận và ưu tiên khi xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng;
Khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ hoặc tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung; trường hợp quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn thì thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được thực hiện theo quy định chung;
h) Thời gian trình khen thưởng lần tiếp theo được tính theo thời gian lập được thành tích ghi trong quyết định khen thưởng lần trước. Đối với quyết định khen thưởng không ghi thời gian lập được thành tích thì thời gian trình khen thưởng lần sau được tính theo thời gian ban hành quyết định khen thưởng lần trước;
i) Trong 01 năm không đề nghị cấp trên xét, tặng 02 hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cho một tập thể hoặc một cá nhân (trừ thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất; khen thưởng quá trình cống hiến; khen thưởng theo niên hạn). Không đề nghị tặng 02 loại Huân chương hoặc tặng Huân chương và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho cùng một thành tích;
k) Việc bình xét khen thưởng chỉ được tiến hành khi đã có kết quả phân loại đánh giá cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị.
Như vậy, theo quy định trong trường hợp có nhiều cá nhân cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì cá nhân nữ sẽ được lựa chọn để xét khen thưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?