Khi cơ quan điều tra giao hồ sơ vụ án hình sự kèm theo bản kết luận điều tra đề nghị truy tố thì Viện kiểm sát phải xử lý ra sao?
- Khi cơ quan điều tra giao hồ sơ vụ án hình sự kèm theo bản kết luận điều tra đề nghị truy tố thì Viện kiểm sát phải xử lý ra sao?
- Việc cơ quan điều tra giao hồ sơ vụ án hình sự cho Viện kiểm sát có phải lập biên bản không?
- Cơ quan điều tra giao hồ sơ vụ án hình sự cho Viện kiểm sát lập biên bản gồm những nội dung gì?
Khi cơ quan điều tra giao hồ sơ vụ án hình sự kèm theo bản kết luận điều tra đề nghị truy tố thì Viện kiểm sát phải xử lý ra sao?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 238 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra
1. Khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giao hồ sơ vụ án kèm theo bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và vật chứng (nếu có) thì Viện kiểm sát phải kiểm tra và xử lý như sau:
a) Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) đã đầy đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng và bản kết luận điều tra đã được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì nhận hồ sơ vụ án;
b) Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) không đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng hoặc bản kết luận điều tra chưa được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì chưa nhận hồ sơ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bổ sung tài liệu, vật chứng; yêu cầu giao bản kết luận điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can.
...
Như vậy, khi Cơ quan điều tra giao hồ sơ vụ án kèm theo bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và vật chứng (nếu có) thì Viện kiểm sát phải kiểm tra và xử lý như sau:
- Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) đã đầy đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng và bản kết luận điều tra đã được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì nhận hồ sơ vụ án;
- Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) không đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng hoặc bản kết luận điều tra chưa được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì chưa nhận hồ sơ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung tài liệu, vật chứng; yêu cầu giao bản kết luận điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can.
Khi cơ quan điều tra giao hồ sơ vụ án hình sự kèm theo bản kết luận điều tra đề nghị truy tố thì Viện kiểm sát phải xử lý ra sao? (Hình từ Internet)
Việc cơ quan điều tra giao hồ sơ vụ án hình sự cho Viện kiểm sát có phải lập biên bản không?
Căn cứ khoản 2 Điều 238 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra
...
2. Việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.
Theo quy định nêu trên, việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra được lập biên bản theo quy định và đưa vào hồ sơ vụ án.
Do đó, việc cơ quan điều tra giao hồ sơ vụ án hình sự cho Viện kiểm sát phải lập biên bản.
Cơ quan điều tra giao hồ sơ vụ án hình sự cho Viện kiểm sát lập biên bản gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định cơ quan điều tra giao hồ sơ vụ án hình sự cho Viện kiểm sát lập biên bản gồm những nội dung sau đây:
- Khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất.
+ Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.
- Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.
+ Trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.
+ Trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến.
+ Trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc quản lý thu, chi trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP theo Thông tư 95/2024 ra sao?
- Năm 2025, ngồi sau xe máy đội mũ bảo hiểm không cài quai có bị xử phạt? Mức phạt theo Nghị định 168?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13947:2024 về nguyên vật liệu chế tạo xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate như nào?
- Xe ô tô đăng ký tạm thời mà chạy quá tuyến đường, thời hạn cho phép có thể bị phạt đến 12 triệu đồng?
- Mẫu giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá Mẫu TP-ĐGTS-01 theo Thông tư 19/2024/TT-BTP như thế nào?