Khi có quyết định điều chuyển người bị tạm giam giữa các cơ sở giam giữ thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ nơi chuyển đi sẽ thực hiện công việc gì?
- Khi có quyết định điều chuyển người bị tạm giam giữa các cơ sở giam giữ thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ nơi chuyển đi sẽ thực hiện công việc gì?
- Người bị tạm giam khi trích xuất phục vụ xét xử tại phiên tòa thì Tòa án phải gửi những gì cho cơ sở giam giữ nơi đang giam giữ người bị tạm giam?
- Trong quá trình xét xử phiên tòa tạm nghỉ mà không có điều kiện áp giải người bị tạm giam về cơ sở giam giữ thì sẽ giải quyết như thế nào?
Khi có quyết định điều chuyển người bị tạm giam giữa các cơ sở giam giữ thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ nơi chuyển đi sẽ thực hiện công việc gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC như sau:
Phối hợp trong việc Điều chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam giữa các cơ sở giam giữ
1. Phối hợp trong việc Điều chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam giữa các cơ sở giam giữ thực hiện theo Khoản 4 Điều 19 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.
2. Khi nhận được quyết định Điều chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam của cơ quan, người có thẩm quyền thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ nơi chuyển đi có trách nhiệm bàn giao người, hồ sơ, đồ vật, tư trang, tiền, tài sản khác đã gửi lưu ký cho cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải Điều chuyển. Cơ sở giam giữ nơi nhận có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận, bố trí giam giữ, báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam và Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam biết.
Như vậy, khi đã có quyết định điều chuyển người bị tạm giam giữa các cơ sở giam giữ thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ nơi chuyển đi sẽ thực hiện bàn giao người, hồ sơ, đồ vật, tư trang, tiền, tài sản khác đã gửi lưu ký cho cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải Điều chuyển.
Tạm giam (Hình từ Internet)
Người bị tạm giam khi trích xuất phục vụ xét xử tại phiên tòa thì Tòa án phải gửi những gì cho cơ sở giam giữ nơi đang giam giữ người bị tạm giam?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC như sau:
Phối hợp quản lý người bị tạm giam khi trích xuất phục vụ xét xử tại phiên tòa
1. Tòa án có thẩm quyền phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử và lệnh trích xuất người bị tạm giam cho cơ sở giam giữ nơi đang giam giữ người bị tạm giam chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, đồng thời trao đổi với cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải về tính chất phức tạp của vụ án, mức độ nguy hiểm, số lượng đối tượng đưa ra xét xử.
...
Như vậy, người bị tạm giam khi trích xuất phục vụ xét xử tại phiên tòa thì Tòa án phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử và lệnh trích xuất người bị tạm giam cho cơ sở giam giữ nơi đang giam giữ người bị tạm giam.
Bên cạnh đó thời gian gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử và lệnh trích xuất người phải thực hiện chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa.
Đồng thời trao đổi với cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải về tính chất phức tạp của vụ án, mức độ nguy hiểm, số lượng đối tượng đưa ra xét xử.
Trong quá trình xét xử phiên tòa tạm nghỉ mà không có điều kiện áp giải người bị tạm giam về cơ sở giam giữ thì sẽ giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC như sau:
Phối hợp quản lý người bị tạm giam khi trích xuất phục vụ xét xử tại phiên tòa
...
2. Cơ quan có nhiệm vụ áp giải phải phối hợp với cơ sở giam giữ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc áp giải người bị tạm giam đến địa điểm mở phiên tòa đúng thời gian, phối hợp với lực lượng bảo vệ phiên tòa đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình áp giải và quá trình xét xử tại phiên tòa.
3. Cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải có trách nhiệm bàn giao người bị tạm giam được trích xuất để phục vụ xét xử tại phiên tòa cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Khi kết thúc phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm bàn giao người bị tạm giam được trích xuất cho cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải, trừ trường hợp người bị tạm giam là bị cáo được trả tự do theo bản án, quyết định của Tòa án; trường hợp hết thời hạn tạm giam thì phải kèm theo Quyết định tạm giam, trừ trường hợp bị cáo bị phạt tử hình theo quy định tại Khoản 4 Điều 329 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Việc bàn giao phải được lập thành biên bản, có ghi rõ tình trạng sức khỏe.
4. Trong quá trình xét xử, trường hợp phiên tòa tạm nghỉ mà không có Điều kiện áp giải người bị tạm giam về cơ sở giam giữ phải lưu lại tại nơi xét xử thì Tòa án bố trí nơi để quản lý người bị tạm giam; cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải có trách nhiệm quản lý, giám sát chặt chẽ, phối hợp với cơ sở giam giữ tổ chức cho người bị tạm giam ăn, uống theo chế độ quy định.
Như vậy, trong quá trình xét xử phiên tòa tạm nghỉ mà không có điều kiện áp giải người bị tạm giam về cơ sở giam giữ thì phải lưu lại tại nơi xét xử thì Tòa án bố trí nơi để quản lý người bị tạm giam.
Cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải có trách nhiệm quản lý, giám sát chặt chẽ, phối hợp với cơ sở giam giữ tổ chức cho người bị tạm giam ăn, uống theo chế độ quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?