Khi con đi học mức đóng bảo hiểm y tế sẽ như thế nào? Phụ huynh có phải trực tiếp làm hồ sơ tham gia bảo hiểm y tế cho con không?
Học sinh có được nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế không?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế có quy định như sau:
"4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
b) Học sinh, sinh viên."
Như vậy, khi con của chị tham gia bảo hiểm y tế sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế.
Khi con đi học mức đóng bảo hiểm y tế sẽ như thế nào?
Về mức đóng bảo hiểm y tế cho học sinh được quy định như thế nào?
(1) Theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế, theo đó mức đóng bảo hiểm hàng tháng của con bạn sẽ là như sau:
"i) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng"
(2) Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/7/2023) quy định như sau:
"2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng."
(3) Bên cạnh đó tại Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về mức kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế như sau:
- Từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một số đối tượng như sau:
+ Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP;
+ Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;
+ Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.
- Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng quy định tại khoản 1 Điều này thì được hưởng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác, kể cả 20% số kinh phí quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 của Luật bảo hiểm y tế (nếu có) xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì nhà nước sẽ hỗ trợ việc đóng bảo hiểm xã cho con của chị tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng học sinh, sinh viên.
Trước đây, về mức đóng bảo hiểm y tế cho học sinh được quy định như sau:
(1) Theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế, theo đó mức đóng bảo hiểm hàng tháng của con bạn sẽ là như sau:
"i) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng"
(2) Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/7/2023) quy định như sau:
"2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng."
(3) Bên cạnh đó tại Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về mức kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế như sau:
- Từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một số đối tượng như sau:
+ Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP;
+ Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;
+ Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.
- Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng quy định tại khoản 1 Điều này thì được hưởng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác, kể cả 20% số kinh phí quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 của Luật bảo hiểm y tế (nếu có) xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì nhà nước sẽ hỗ trợ việc đóng bảo hiểm xã cho con của chị tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng học sinh, sinh viên.
Về phương thức đóng bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP về hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế có quy định về phương thức đóng bảo hiểm y tế đối với một số đối tượng:
- Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, học sinh, sinh viên hoặc cha, mẹ, người giám hộ của học sinh, sinh viên có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế phần thuộc trách nhiệm đóng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:
+ Học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan trung ương thì do ngân sách trung ương hỗ trợ. Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành, số tiền thu của học sinh, sinh viên và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp, gửi Bộ Tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 9 Điều này.
+ Học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác thì ngân sách địa phương, bao gồm cả phần ngân sách trung ương hỗ trợ (nếu có), nơi cơ sở giáo dục đó đặt trụ sở hỗ trợ, không phân biệt hộ khẩu thường trú của học sinh, sinh viên. Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành, số tiền thu của học sinh, sinh viên và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 9 Điều này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật tại điều luật trên, thì khi con của chị đi học nhà trường sẽ thu tiền đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng của học sinh 6 tháng hoặc một năm một lần nộp vào quỹ BHYT và sẽ được kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT.
Phụ huynh có phải trực tiếp làm hồ sơ tham gia bảo hiểm y tế cho con không?
Theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về việc cấp thẻ bảo hiểm y tế như sau:
- Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm:
+ Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đối với người tham gia bảo hiểm y tế lần đầu;
+ Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này do người sử dụng lao động lập.
Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 12 của Luật này do Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các điểm a, 1 và n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này.
Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý theo quy định tại các điểm n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này do các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở dạy nghề lập.
Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý quy định tại các điểm a khoản 1, điểm a và điểm n khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này và danh sách của các đối tượng quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều 12 của Luật này do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an lập.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải chuyển thẻ bảo hiểm y tế cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc cho người tham gia bảo hiểm y tế.
- Tổ chức bảo hiểm y tế ban hành mẫu hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế.
Như vậy, khi cấp thẻ bảo hiểm y tế thì hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế sẽ bao gồm:
+ Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế;
+ Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý theo quy định tại các điểm n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này do các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở dạy nghề lập;
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thì tổ chức bảo hiểm y tế phải chuyển thẻ bảo hiểm y tế cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc cho người tham gia bảo hiểm y tế.
Do đó ở trong trường hợp này thì nhà trường (nơi con của chị đi học) sẽ chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục liên quan khác để cho con của chị có thẻ bảo hiểm y tế, và trách nhiệm của chị ở trong trường hợp này sẽ là đóng số tiền bảo hiểm y tế đó cho nhà trường khi nhà trường thông báo việc đóng bảo hiểm y tế với phụ huynh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?