Khi đăng ký khai sinh, cha mẹ không được phép đặt tên cho con quá bao nhiêu chữ? Có thể đăng ký khai sinh cho con ở nơi tạm trú không?
Khi đăng ký khai sinh, cha mẹ không được phép đặt tên cho con quá bao nhiêu chữ?
Theo khoản 1 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền có họ, tên như sau:
Quyền có họ, tên
1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
...
Theo đó, cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
...
Như vậy, cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
Bên cạnh đó theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về nội dung khai sinh như sau:
Nội dung khai sinh
Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:
1. Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.
2. Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.
Theo quy định trên khi đặt tên cho con, cha mẹ không đặt tên quá dài, khó sử dụng tuy nhiên không có quy định cụ thể về số lượng chữ của tên.
Cho nên khi đặt tên cho con, cha mẹ cần lưu ý đặt tên cho con với độ dài vừa phải để thuận tiện trong việc hoàn thành các thông tin trên giấy tờ sau này.
Khi đăng ký khai sinh, cha mẹ không được phép đặt tên cho con quá bao nhiêu chữ? (Hình từ Internet)
Những điều gì không được làm khi đặt tên cho con lúc đăng ký khai sinh?
Theo khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền có họ, tên như sau:
Quyền có họ, tên
...
3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
...
Theo đó, khi lựa chọn họ và tên cho con, ba mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Tên của con không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, hiện tại pháp luật dân sự chưa giải thích rõ hay đưa ra ví dụ cụ thể về trường hợp việc đặt tên xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
- Tên của con không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy định tại Điều 3 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
- Tên của con phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam.
- Không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
Có thể đăng ký khai sinh cho con ở nơi tạm trú của cha, mẹ hay không?
Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh như sau:
Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.
Theo đó, cha mẹ có thể thực hiện đăng ký khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ
Tại Điều 11 Luật Cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của công dân cụ thể như sau:
Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
2. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
- Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú (khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 2020);
- Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú (khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020).
Theo đó, nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
Như vậy, cha mẹ có thể thực hiện làm giấy khai sinh cho con tại nơi tạm trú của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?