Khi đến hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, Cảnh sát giao thông thực hiện những hoạt động cứu nạn cứu hộ nào?

Khi đến hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, Cảnh sát giao thông thực hiện những hoạt động cứu nạn cứu hộ nào? Việc huy động, trưng dụng phương tiện tham gia hoạt động cứu nạn, cứu hộ được thực hiện thế nào? - Câu hỏi của chị Hằng (Đồng Tháp)

Khi đến hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, Cảnh sát giao thông thực hiện những hoạt động cứu nạn cứu hộ nào?

Hoạt động cứu nạn cứu hộ đối với tai nạn giao thông đường thủy nội địa

Hoạt động cứu nạn cứu hộ đối với tai nạn giao thông đường thủy nội địa (Hình từ Internet)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 64/2020/TT-BCA thì cán bộ Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm phát hiện hoặc được lãnh đạo có thẩm quyền phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông thực hiện những nhiệm vụ tổ chức cứu nạn, cứu hộ như sau::

- Quan sát hiện trường phát hiện những mối nguy hiểm như cháy, nổ, chất độc hại, nguy cơ chìm, đắm phương tiện, đe dọa đến tính mạng của người, tài sản còn trên phương tiện hoặc gây ô nhiễm môi trường để báo cáo lãnh đạo đơn vị chỉ đạo phối hợp với các lực lượng khác trong Công an nhân dân theo Điều 14 Thông tư 62/2020/TT-BCA;

- Vớt và cấp cứu người bị nạn; kiểm tra số người bị chết, người mất tích, người bị thương, thông báo kịp thời cho cơ sở y tế nơi gần nhất để tổ chức cấp cứu người bị nạn; trường hợp người bị nạn đã chết thì đưa vào vị trí thích hợp, che đậy lại; có thể huy động phương tiện, người dân có kinh nghiệm trong việc vớt, cấp cứu người bị nạn.

Việc huy động người, phương tiện thực hiện theo khoản 6 Điều 7 Thông tư 64/2020/TT-BCA;

- Cứu vớt phương tiện, tài sản, hạn chế thiệt hại xảy ra;

- Tìm kiếm người mất tích (nếu có);

- Trường hợp đến hiện trường mà người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông bị thương đã được đưa đi cấp cứu hoặc rời khỏi hiện trường, phải cử cán bộ xác minh nhân thân của nạn nhân, thông qua bác sỹ, nhân viên cơ sở y tế nơi nạn nhân cấp cứu để ghi nhận tình trạng tổn thương cơ thể của nạn nhân;

- Trường hợp người bị nạn từ chối đi cấp cứu thì cán bộ Cảnh sát giao thông phải lập biên bản ghi nhận việc này, có sự xác nhận của nhân viên y tế (nếu có), người làm chứng;

- Trường hợp người bị nạn đã chết phải giữ nguyên vị trí và che đậy lại, không di chuyển các phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông tại hiện trường;

- Trường hợp các phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông bị hư hỏng, không còn hoạt động được phải thông báo cho các đơn vị có chức năng cứu hộ bố trí phương tiện cẩu, kéo chuyên dụng, phù hợp đến hiện trường để cứu hộ phương tiện vào nơi thích hợp theo yêu cầu của cán bộ làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.

Việc huy động, trưng dụng phương tiện tham gia hoạt động cứu nạn cứu hộ được thực hiện thế nào?

Căn cứ khoản 6 Điều 7 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định như sau:

Giải quyết ban đầu vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm phát hiện hoặc được phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông
6. Huy động, trưng dụng phương tiện:
a) Trong trường hợp cấp bách để đưa người bị nạn đi cấp cứu, truy bắt người phạm tội, người gây tai nạn giao thông bỏ chạy; cứu nạn, cứu hộ, chữa cháy hoặc nhiệm vụ khẩn cấp khác thì thực hiện quyền huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức đề nghị hoặc yêu cầu;
b) Việc trưng dụng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, các phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền và theo điều kiện, trình tự, thủ tục do Luật trưng mua, trưng dụng tài sản, Luật Công an nhân dân quy định.

Như vậy, trong trường hợp cấp bách để đưa người bị nạn đi cấp cứu; cứu nạn, cứu hộ, chữa cháy hoặc nhiệm vụ khẩn cấp khác thì Cảnh sát giao thông được thực hiện quyền huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó.

Việc huy động được thực hiện dưới hình thức đề nghị hoặc yêu cầu.

Khi thực hiện hoạt động cứu nạn cứu hộ mà phát hiện có người chết thì Cảnh sát giao thông có trách nhiệm gì?

Tại khoản 7 Điều 7 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định khi thực hiện hoạt động cứu nạn, cứu hộ mà phát hiện có người chết trong vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa thì Cảnh sát giao thông có trách nhiệm báo cáo như sau:

- Đối với cán bộ Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện, báo cáo Trưởng Công an cấp huyện phân - công Cảnh sát điều tra tiếp nhận điều tra, giải quyết;

- Đối với cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh, báo cáo Trưởng phòng để chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện có thẩm quyền giải quyết.

Tai nạn giao thông đường thủy nội địa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa là gì? Điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa được xác định khi nào?
Pháp luật
Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường thủy nội địa cần phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Có cần cập nhật thông tin vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa vào hệ thống Cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông không?
Pháp luật
Việc xác định tung tích nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Để bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, Cảnh sát giao thông phải thực hiện những hoạt động gì?
Pháp luật
Khi điều tra về vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa thì việc ghi lời khai của thuyền viên phương tiện liên quan đến vụ tai nạn được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Khi đến hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, Cảnh sát giao thông thực hiện những hoạt động cứu nạn cứu hộ nào?
Pháp luật
Khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường thủy nội địa làm chết nhiều người thì người nhận tin báo có trách nhiệm báo cáo với ai?
Pháp luật
Hoa tiêu dẫn tàu có lỗi dẫn đến tai nạn giao thông đường thủy nội địa thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Việc khám phương tiện trong vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa được thực hiện thế nào? Thành phần tham gia gồm những ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn giao thông đường thủy nội địa
1,481 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn giao thông đường thủy nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn giao thông đường thủy nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào