Khi đến tuổi nghỉ hưu giảng viên trình độ tiến sĩ có được kéo dài thời gian làm việc tại trường đại học không?
- Giảng viên trình độ tiến sĩ có được kéo dài thời gian làm việc khi đến tuổi nghỉ hưu không?
- Thời gian làm việc tối đa được phép kéo dài thời đối với tiến sĩ đến tuổi nghỉ hưu là bao lâu?
- Thủ tục kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên trình độ tiến sĩ đến tuổi nghỉ hưu được quy định như thế nào?
- Giảng viên trình độ tiến sĩ có được nhận danh hiệu tiến sĩ danh dự không?
Giảng viên trình độ tiến sĩ có được kéo dài thời gian làm việc khi đến tuổi nghỉ hưu không?
Giảng viên trình độ tiến sĩ có được kéo dài thời gian làm việc khi đến tuổi nghỉ hưu không?
Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 141/2013/NĐ-CP quy định: Giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và giảng viên có trình độ tiến sĩ đang công tác tại cơ sở giáo dục đại học được kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học nếu có các điều kiện sau đây:
- Có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc.
- Cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu và chấp thuận.
Như vậy, trường hợp bạn đang kaf giảng viên có trình độ tiến sĩ đang tham gia công tác giảng dạy tại trường đại học thì nếu bạn có đủ điều kiện về sức khỏe, cơ sở giáo dục có nhu cấu và chấp thuận việc kéo dài thời gian làm việc thì bạn sẽ được kéo dài thời gian làm việc
Thời gian làm việc tối đa được phép kéo dài thời đối với tiến sĩ đến tuổi nghỉ hưu là bao lâu?
khác, tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 141/2013/NĐ-CP quy định thời gian kéo dài làm việc đối với giảng viên có trình độ tiến sĩ, cụ thể như sau:
"2. Thời gian kéo dài làm việc đối với giảng viên có trình độ tiến sĩ là không quá 5 năm; đối với giảng viên có chức danh phó giáo sư là không quá 7 năm và đối với giảng viên có chức danh giáo sư là không quá 10 năm.
Trong thời gian kéo dài làm việc, người được kéo dài làm việc nêu trên có quyền đề nghị nghỉ làm việc để hưởng chế độ nghỉ hưu theo quy định."
Theo đó, việc kéo dài làm việc của giảng viên có trình độ tiến sĩ có thể được chấp thuận nhưng giới hạn tối đa là 5 năm.
Thủ tục kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên trình độ tiến sĩ đến tuổi nghỉ hưu được quy định như thế nào?
Thủ tục, trình tự xem xét kéo dài thời gian làm việc được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 141/2013/NĐ-CP như sau:
(1) Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quản lý giảng viên có trách nhiệm xác định nhu cầu, đánh giá tài năng, sức khỏe của giảng viên sẽ kéo dài thêm thời gian công tác và trao đổi với giảng viên. Giảng viên thuộc đối tượng nêu tại khoản 1 Điều này có ý kiến bằng văn bản gửi đơn vị quản lý trực tiếp và Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học để xem xét.
(2) Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học ra quyết định kéo dài thời gian làm việc theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan cấp trên có thẩm quyền ra quyết định kéo dài thời gian làm việc của giảng viên.
(3) Việc xem xét kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đến độ tuổi nghỉ hưu cần được thông báo cho giảng viên biết trước khi đến thời điểm nghỉ hưu 3 tháng. Hồ sơ của giảng viên kéo dài thêm thời gian làm việc và văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị gửi đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định phải được hoàn tất chậm nhất 02 tháng trước khi đến thời điểm nghỉ hưu.
Giảng viên trình độ tiến sĩ có được nhận danh hiệu tiến sĩ danh dự không?
Việc phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự được nêu cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật Giáo dục 2019 và Điều 4 Nghị định 84/2020/NĐ-CP như sau:
"Điều 79. Phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự, Giáo sư danh dự
1. Nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín quốc tế, nhà giáo, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam được cơ sở giáo dục đại học phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự.
..."
"Điều 4. Phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự
1. Đối tượng được phong tặng:
a) Nhà giáo, nhà khoa học;
b) Nhà hoạt động chính trị, xã hội.
2. Điều kiện được phong tặng:
a) Là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam, được một cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ tiến sĩ của Việt Nam đồng ý phong tặng đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam, có uy tín quốc tế, có nhiều thành tích, công lao đóng góp cho tình hữu nghị, cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và được một cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ tiến sĩ của Việt Nam đồng ý phong tặng đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Quy trình phong tặng:
a) Cơ sở giáo dục đại học tổ chức họp hội đồng khoa học và đào tạo để xem xét việc phong tặng bảo đảm đúng đối tượng, điều kiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Căn cứ quyết nghị của hội đồng khoa học và đào tạo, hiệu trưởng, giám đốc cơ sở giáo dục đại học trình hội đồng trường xem xét, thông qua. Trên cơ sở nghị quyết của hội đồng trường, hiệu trưởng, giám đốc ra quyết định phong tặng và tổ chức lễ trao tặng danh hiệu;
c) Trong trường hợp cần thiết, hiệu trưởng, giám đốc cơ sở giáo dục đại học có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao, Bộ Công an hoặc Cơ quan đại diện của nước có người được đề nghị phong tặng có ý kiến việc không vi phạm pháp luật của Việt Nam, pháp luật của nước sở tại và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
4. Cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ tiến sĩ thiết kế, in phôi, cấp phát và quản lý bằng Tiến sĩ danh dự. Bằng Tiến sĩ danh dự phải ghi rõ danh hiệu “Tiến sĩ danh dự”, không ghi “học vị Tiến sĩ” và không ghi ngành đào tạo; công khai thông tin của người được phong tặng trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học và gửi quyết định phong tặng về Bộ Giáo dục và Đào tạo sau mỗi lần phong tặng."
Căn cứ quy định trên, vì bạn là nhà giáo đang tham gia giảng dạy tại trường đại học nên bạn thuộc trường hợp được phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự. Bạn có thể tham khảo các điều kiện để được phong tặng theo quy định trên.
Như vậy, khi đến tuổi nghỉ hưu, giảng viên trình độ tiến sĩ có kéo dài thời gian làm việc tại trường đại học không nếu thỏa mãn các điều kiện nêu trên. Đồng thời, thời gian kéo dài nay không quá 5 năm,
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?