Khi điều chỉnh hợp đồng có được điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng mà các bên đã thỏa thuận không?
Khi điều chỉnh hợp đồng có được điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng mà các bên đã thỏa thuận không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Nghị định 37/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
1. Điều chỉnh hợp đồng bao gồm điều chỉnh khối lượng, điều chỉnh đơn giá, điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng và các nội dung khác (nếu có) mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
...
Theo đó, điều chỉnh hợp đồng xây dựng sẽ bao gồm: Điều chỉnh khối lượng, điều chỉnh đơn giá, điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng và các nội dung khác (nếu có) mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Do đó, khi điều chỉnh hợp đồng thì sẽ được điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
Khi điều chỉnh hợp đồng có được điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng mà các bên đã thỏa thuận không? (Hình từ Internet)
Những trường hợp nào sẽ được điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 39 Nghị định 37/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng
1. Trong hợp đồng xây dựng các bên phải thỏa thuận về các trường hợp được điều chỉnh tiến độ. Trường hợp thời hạn hoàn thành chậm hơn so với tiến độ của hợp đồng, các bên phải xác định rõ trách nhiệm của mỗi bên đối với những thiệt hại do chậm tiến độ gây ra.
2. Tiến độ thực hiện hợp đồng được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
a) Do ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa hoặc các sự kiện bất khả kháng khác.
b) Thay đổi, điều chỉnh dự án, phạm vi công việc, thiết kế, biện pháp thi công theo yêu cầu của bên giao thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng.
c) Do việc bàn giao mặt bằng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng, tạm dừng hợp đồng do lỗi của bên giao thầu, các thủ tục liên quan ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng mà không do lỗi của bên nhận thầu gây ra.
d) Tạm dừng thực hiện công việc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không do lỗi của bên giao thầu gây ra.
3. Khi điều chỉnh tiến độ hợp đồng không làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng (bao gồm cả thời gian được kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng theo quy định của hợp đồng xây dựng) thì chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh tiến độ làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng thì chủ đầu tư phải báo cáo Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
Như vậy, tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng sẽ được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
- Do ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa hoặc các sự kiện bất khả kháng khác.
- Thay đổi, điều chỉnh dự án, phạm vi công việc, thiết kế, biện pháp thi công theo yêu cầu của bên giao thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng.
- Do việc bàn giao mặt bằng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng, tạm dừng hợp đồng do lỗi của bên giao thầu, các thủ tục liên quan ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng mà không do lỗi của bên nhận thầu gây ra.
- Tạm dừng thực hiện công việc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không do lỗi của bên giao thầu gây ra.
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền hướng dẫn điều chỉnh hợp đồng xây dựng?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 54 Nghị định 37/2015/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Các chủ thể khi lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu có các nội dung liên quan đến hợp đồng xây dựng; thương thảo, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này.
2. Bộ Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng; hướng dẫn điều chỉnh hợp đồng xây dựng, phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng, các loại hợp đồng xây dựng, mẫu hợp đồng xây dựng; hướng dẫn mẫu hợp đồng EPC; hợp đồng xây dựng đơn giản, quy mô nhỏ và các nội dung cần thiết khác của Nghị định này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng
3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân vận dụng bộ mẫu điều kiện hợp đồng của Hiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC), hợp đồng xây dựng mẫu vào việc xác lập và thực hiện hợp đồng xây dựng. Khi vận dụng các hợp đồng xây dựng mẫu các bên phải xem xét hiệu chỉnh nội dung hợp đồng cho phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.
...
Theo đó, Bộ Xây dựng sẽ là cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn dẫn điều chỉnh hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là gì? Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng?
- Kiểm toán nhà nước làm việc theo chế độ gì? Kế hoạch công tác năm của Kiểm toán nhà nước bao những gì?
- 05 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của Cảnh sát cơ động? Biện pháp chủ yếu của Cảnh sát cơ động để chống hành vi bạo loạn, khủng bố?
- Tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài gồm những gì? Có được chuyển nhượng một phần dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Mẫu văn bản đề nghị cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, xe mô tô, xe máy mới nhất?