Khi điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống thì sẽ điều tra về những nội dung gì? Điều tra bằng những phương pháp nào?

Xin hỏi, điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống có thuộc nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề hay không? Khi điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống thì sẽ điều tra về những nội dung gì? Điều tra bằng những phương pháp nào? Thành quả điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống gồm những gì? Câu hỏi của bạn Xuân Mạnh ở Đồng Nai.

Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống về những nội dung gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định về điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống như sau:

Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống
1. Nội dung điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống:
a) Điều tra, xây dựng danh lục thú;
b) Điều tra, xây dựng danh lục chim;
c) Điều tra, xây dựng danh lục bò sát, lưỡng cư;
d) Điều tra, xây dựng danh lục cá;
đ) Điều tra quần thể, phân bố và xây dựng danh lục các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm.
...

Theo quy định trên, nội dung điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống gồm:

- Điều tra, xây dựng danh lục thú;

- Điều tra, xây dựng danh lục chim;

- Điều tra, xây dựng danh lục bò sát, lưỡng cư;

- Điều tra, xây dựng danh lục cá;

- Điều tra quần thể, phân bố và xây dựng danh lục các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm.

động vật rừng

Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống (Hình từ Internet)

Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống bằng những phương pháp nào?

Theo khoản 2 Điều 20 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định về điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống như sau:

Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống
...
2. Phương pháp điều tra động vật rừng có xương sống:
a) Sử dụng tuyến và điểm điển hình đại diện cho các sinh cảnh; quan sát trực tiếp, đếm số lượng cá thể, số lượng đàn, cấu trúc đàn đối với thú lớn, phạm vi hoạt động của đàn; nhận biết tiếng kêu, hót; nhận biết dấu vết đặc trưng; sử dụng bẫy ảnh; mẫu phiếu ghi chép điều tra động vật rừng có xương sống theo Biểu số 30 Phụ lục II kèm theo Thông tư này; thu mẫu tiêu bản và mô tả theo Biểu số 31 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
b) Điều tra mẫu vật, dấu vết còn giữ lại ở các thôn, bản, kết hợp phỏng vấn người dân địa phương.

Theo đó, điều tra động vật rừng có xương sống bằng những phương pháp như sau:

- Sử dụng tuyến và điểm điển hình đại diện cho các sinh cảnh; quan sát trực tiếp, đếm số lượng cá thể, số lượng đàn, cấu trúc đàn đối với thú lớn, phạm vi hoạt động của đàn; nhận biết tiếng kêu, hót; nhận biết dấu vết đặc trưng; sử dụng bẫy ảnh; mẫu phiếu ghi chép điều tra động vật rừng có xương sống theo Biểu số 30 Phụ lục II kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT; thu mẫu tiêu bản và mô tả theo Biểu số 31 Phụ lục II kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT;

- Điều tra mẫu vật, dấu vết còn giữ lại ở các thôn, bản, kết hợp phỏng vấn người dân địa phương.

Thành quả điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống gồm những gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 20 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định về điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống như sau:

Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống
...
3. Thành quả điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống:
a) Danh lục động vật rừng theo Biểu số 32 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
b) Danh lục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
c) Bản đồ phân bố động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
d) Mẫu tiêu bản động vật rừng và phiếu mô tả tiêu bản;
đ) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá động vật rừng có xương sống.

Như vậy, thành quả điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống gồm:

- Danh lục động vật rừng theo Biểu số 32 Phụ lục II kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT;

- Danh lục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

- Bản đồ phân bố động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

- Mẫu tiêu bản động vật rừng và phiếu mô tả tiêu bản;

- Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá động vật rừng có xương sống.

Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống có thuộc nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề hay không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định về nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề như sau:

Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề
1. Nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề, bao gồm: điều tra diện tích rừng; điều tra trữ lượng rừng; điều tra cấu trúc rừng; điều tra tăng trưởng rừng; điều tra tái sinh rừng; điều tra lâm sản ngoài gỗ; điều tra lập địa; điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng; điều tra hệ thực vật rừng; điều tra hệ động vật rừng có xương sống; điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng.
...
3. Tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề:
a) Tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề thực hiện theo quy định của pháp luật;
b) Cơ quan quyết định các dự án điều tra rừng theo chuyên đề có trách nhiệm phê duyệt và công bố kết quả điều tra.

Như vậy, điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống là một trong những nhiệm vụ của điều tra rừng theo chuyên đề.

Động vật rừng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Động vật rừng thuộc đối tượng nào sẽ bị tiêu hủy?
Pháp luật
Hành vi săn bắt động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Động vật rừng mang dịch bệnh có thuộc đối tượng động vật rừng sẽ bị tiêu hủy hay không? Vườn động vật phải có các điều kiện nào để được nhận chuyển giao động vật rừng?
Pháp luật
Giá vé, khung giờ hoạt động của Thảo Cầm Viên năm 2024 như thế nào? Những trường hợp nào được miễn, giảm giá vé khi vào Thảo Cầm Viên?
Pháp luật
Cơ quan Kiểm lâm tiếp nhận động vật rừng tự nguyện giao nộp nhưng không có điều kiện nuôi dưỡng thì giải quyết như thế nào?
Pháp luật
Thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên được áp dụng cho động vật nào? Điều kiện thả lại là gì?
Pháp luật
Mẫu phương án nuôi sinh sản động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm 1B Phụ lục CITES vì mục đích thương mại là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu phương án nuôi sinh sản động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm 2B Phụ lục CITES vì mục đích thương mại là mẫu nào?
Pháp luật
Biên bản kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản của cá nhân mua bán và cất giữ động vật rừng có yêu cầu chữ ký của người chứng kiến không?
Pháp luật
Mẫu báo cáo kiểm tra dành cho Cơ sở nghiên cứu nuôi sinh sản động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là động vật đẻ trứng?
Pháp luật
Chủ cơ sở nuôi động vật rừng thông thường nhưng không lập sổ theo dõi thì sẽ bị xử phạt thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Động vật rừng
1,504 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Động vật rừng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Động vật rừng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào