Khi điều tra về vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa thì việc ghi lời khai của thuyền viên phương tiện liên quan đến vụ tai nạn được thực hiện thế nào?
- Khi điều tra về vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa thì việc ghi lời khai của thuyền viên phương tiện liên quan đến vụ tai nạn được thực hiện thế nào?
- Trường hợp nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông bị thương nặng thì có ghi lời khai không?
- Người làm chứng được ghi lời khai về vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa về những nội dung nào?
Khi điều tra về vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa thì việc ghi lời khai của thuyền viên phương tiện liên quan đến vụ tai nạn được thực hiện thế nào?
Ghi lời khai về vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 64/2020/TT-BCA thì việc ghi lời khai của thuyền viên, người lái phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa được thực hiện như sau:
- Tùy theo từng vụ tai nạn giao thông cụ thể mà ghi lời khai của thuyền viên có liên quan như: Thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, thủy thủ, thợ máy hoặc người lái phương tiện thủy nội địa.
Việc ghi lời khai phải làm rõ các nội dung sau:
+ Chức danh, nhiệm vụ của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa;
+ Tuyến, luồng, hướng đi, dòng chảy, tốc độ, thời tiết, thủy văn; diễn biến trước, trong và sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông;
+ Vị trí xảy ra vụ tai nạn giao thông;
+ Các thao tác kỹ thuật, phát âm hiệu, tín hiệu, xử lý tình huống;
+ Yêu cầu thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa xác định thiệt hại sức khỏe về người, thiệt hại về tài sản (nếu có), đánh giá nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn giao thông, trách nhiệm, đề xuất của họ đối với vụ tai nạn giao thông và viết bản tự khai;
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá lời khai; nếu lời khai còn mâu thuẫn, chưa rõ hoặc không phù hợp với các tài liệu, chứng cứ đã thu thập thì phải ghi lời khai bổ sung;
- Nếu thuyền viên, người điều khiển phương tiện bị thương nặng có thể tử vong thì phải ghi lời khai ngay.
Trường hợp họ không khai được thì phải lập biên bản có xác nhận của cơ quan y tế nơi nạn nhân đang điều trị.
Việc ghi lời khai của thuyền viên; người lái phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông phải được lập Biên bản ghi lời khai theo Mẫu số 10/TNĐT tải về ban hành theo Thông tư 64/2020/TT-BCA.
Trường hợp nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông bị thương nặng thì có ghi lời khai không?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định như sau:
Ghi lời khai của thuyền viên, người lái phương tiện, người bị nạn, người làm chứng và người biết việc
…
2. Ghi lời khai người bị nạn trong vụ tai nạn giao thông:
a) Ghi lời khai người bị nạn trong vụ tai nạn giao thông phải được lập Biên bản ghi lời khai theo mẫu số 10/TNĐT ban hành theo Thông tư này, cụ thể cần làm rõ diễn biến trước, trong và sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông; nhận thức của họ về vụ tai nạn giao thông;
b) Trường hợp nạn nhân bị thương nặng thì chỉ ghi lời khai khi được cán bộ y tế điều trị và người đó đồng ý nhưng cần hỏi ngắn gọn. Nếu nạn nhân có thể tử vong thì phải ghi lời khai ngay. Trường hợp nạn nhân bị thương nặng không thể ghi lời khai được thì lập biên bản về việc đó và có xác nhận của cơ quan y tế nơi nạn nhân đang điều trị.
Theo đó, trong trường hợp nạn nhân của vụ tai nạn giao thông đường thủy bị thương nặng thì việc ghi lời khai được thực hiện như sau:
- Chỉ ghi lời khai khi được cán bộ y tế điều trị và người đó đồng ý nhưng cần hỏi ngắn gọn.
- Nếu nạn nhân có thể tử vong thì phải ghi lời khai ngay.
- Trường hợp nạn nhân bị thương nặng không thể ghi lời khai được thì lập biên bản về việc đó và có xác nhận của cơ quan y tế nơi nạn nhân đang điều trị.
Người làm chứng được ghi lời khai về vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa về những nội dung nào?
Tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định về việc ghi lời khai người làm chứng, người biết về vụ tai nạn giao thông như sau:
Việc ghi lời khai người làm chứng, người biết việc phải được lập Biên bản ghi lời khai theo Mẫu số 10/TNĐT ban hành theo Thông tư 64/2020/TT-BCA, cần làm rõ:
- Vị trí của người làm chứng khi vụ tai nạn xảy ra (hướng nhìn, tầm nhìn, khoảng cách của họ đến nơi xảy ra vụ tai nạn); vì sao họ biết về vụ tai nạn giao thông; quan hệ của họ với những người liên quan đến vụ tai nạn giao thông;
- Yêu cầu người làm chứng trình bày diễn biến vụ tai nạn giao thông mà họ biết được; điều kiện thời tiết, mật độ phương tiện, đặc điểm tuyến, luồng nơi xảy ra vụ tai nạn; đánh giá tình trạng hiện trường vụ tai nạn giao thông;
- Trường hợp chưa thể ghi lời khai của người làm chứng ngay tại hiện trường thì cán bộ ghi lời khai phải ghi lại thông tin về nơi thường trú, công tác, học tập, số điện thoại liên lạc hoặc thông tin khác có liên quan để xác định người làm chứng, sau đó đến nơi ở, nơi làm việc của người làm chứng hoặc mời người đó đến trụ sở cơ quan Công an để ghi lời khai.
Đối với người dưới 18 tuổi, khi ghi lời khai phải mời người giám hộ (cha, mẹ, người đại diện hợp pháp hoặc thầy giáo, cô giáo) của người đó tham dự và ký tên vào Biên bản ghi lời khai theo Mẫu số 10/TNĐT ban hành theo Thông tư 64/2020/TT-BCA.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?