Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng mà trước đó thỏa thuận là 60 ngày báo trước thì có đúng luật không?
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng mà trước đó thỏa thuận là 60 ngày báo trước thì có đúng luật?
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng mà trước đó thỏa thuận là 60 ngày báo trước thì có đúng luật? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
...
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là một quyền của NLĐ và pháp luật đã quy định rõ điều kiện để thực hiện quyền của NLĐ là phải đảm bảo thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Thời hạn báo trước đối với hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng đã được ấn định là ít nhất 30 ngày.
Ở đây pháp luật không quy định các bên được tự do thỏa thuận thời hạn báo trước này.
Mà tại Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 quy định
Chính sách của Nhà nước về lao động
1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
...
Do đó, việc công ty thỏa thuận với người lao động kéo dài thời hạn này là không hợp lý, vì việc thỏa thuận này làm thay đổi quy định pháp luật và không mang tính có lợi cho người lao động.
Các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước?
Tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động như sau:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng thì công ty có cần phải ra thông báo chấm dứt hợp đồng lao động không?
Căn cứ Điều 45 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động
1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này.
2. Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động.
Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Bộ luật này thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ ngày ra thông báo.
Vậy là dù người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng thì công ty vẫn cần phải ra thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.
Nếu muốn rút yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng có bắt buộc làm thành văn bản không?
Theo Điều 38 Bộ luật Lao động 2019 quy định khi muốn hủy bỏ yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng? Tải về bảng?
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn như thế nào?
- Mâm ngũ quả miền Nam có gì? 11 loại quả mâm ngũ quả? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ có được bắt pháo hoa không?
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được hành nghề trên phạm vi cả nước?