Khi dự báo cháy rừng đạt cấp độ bao nhiêu thì UBND chỉ đạo các lực lượng rà soát, xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao trên địa bàn?
- Khi dự báo cháy rừng đạt cấp độ bao nhiêu thì UBND chỉ đạo các lực lượng rà soát, xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao trên địa bàn?
- Trong dự báo cháy rừng thì phân loại theo mức độ rủi ro được chia thành các trường hợp nào?
- Ai có trách nhiệm thông báo nhanh ngay khi phát hiện vụ cháy rừng tới Hạt Kiểm lâm?
Khi dự báo cháy rừng đạt cấp độ bao nhiêu thì UBND chỉ đạo các lực lượng rà soát, xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao trên địa bàn?
Trường hợp Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo các lực lượng rà soát, xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao được quy định tại Điều 8 Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT như sau
Trực phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Khi dự báo cháy rừng cấp III, IV, V, Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo đạo lực lượng kiểm lâm, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng và các lực lượng chức năng liên quan rà soát, xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao trên địa bàn, tổ chức trực và canh phòng trực tại các khu rừng có nguy cơ cháy rừng cao.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về trực phòng cháy và chữa cháy rừng khi dự báo cháy rừng cấp III, IV, V, Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo các lực lượng:
- Kiểm lâm;
- Chuyên trách bảo vệ rừng;
- Các lực lượng chức năng liên quan
Thực hiện việc rà soát, xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao trên địa bàn. Từ đó, tổ chức trực và canh phòng trực tiếp tại các khu rừng có nguy cơ cháy cao.
Khi dự báo cháy rừng đạt cấp độ bao nhiêu thì Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo các lực lượng rà soát, xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao trên địa bàn? (Hình từ internet)
Trong dự báo cháy rừng thì phân loại theo mức độ rủi ro được chia thành các trường hợp nào?
Việc phân loại các rủi ro cháy rừng theo cấp độ 3,4,5 được quy định tại Điều 54 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg như sau
Cấp độ rủi ro thiên tai do cháy rừng do tự nhiên
1. Rủi ro cháy rừng cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:
a) Dự báo nhiệt độ cao nhất ngày dưới 35°c kéo dài liên tiếp không quá 25 ngày hoặc nhiệt độ cao nhất ngày trên 35°c kéo dài liên tiếp không quá 15 ngày ở vùng 2;
b) Dự báo nhiệt độ cao nhất ngày trên 35°c kéo dài liên tiếp không quá 10 ngày ở vùng 3 hoặc vùng 4.
2. Rủi ro cháy rừng cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:
a) Dự báo nhiệt độ cao nhất ngày trên 35°c kéo dài liên tiếp trên 35 ngày dẫn đến khô cạn nước ở vùng 1;
b) Dự báo nhiệt độ cao nhất ngày trên 35°c kéo dài liên tiếp không quá 35 ngày ở vùng 2;
c) Dự báo nhiệt độ cao nhất ngày trên 35oc dài liên tiếp không quá 15 ngày ở vùng 3 hoặc vùng 4.
3. Rủi ro cháy rừng cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:
a) Dự báo nhiệt độ cao nhất ngày trên 35°c kéo dài liên tiếp không quá 35 ngày ở vùng 2;
b) Dự báo nhiệt độ cao nhất ngày trên 35°c kéo dài liên tiếp không quá 25 ngày ở vùng 3 hoặc vùng 4.
4. Rủi ro cháy rừng cấp độ 4 gồm các trường hợp sau:
a) Dự báo nhiệt độ cao nhất ngày trên 35°c kéo dài liên tiếp trên 35 ngày ở vùng 3;
b) Dự báo nhiệt độ cao nhất ngày trên 35°c kéo dài liên tiếp trên 25 ngày ở vùng 4.
5. Rủi ro cháy rừng cấp độ 5 xảy ra khi dự báo nhiệt độ cao nhất ngày trên 35°c kéo dài liên tiếp trên 35 ngày ở vùng 4.
6. Phân vùng trọng điểm cháy rừng do tự nhiên ở Việt Nam theo vùng 1, vùng 2, vùng 3 và vùng 4 được quy định tại Bảng 11 Phụ lục XII Quyết định này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về cấp độ rủi ro thiên tai do cháy rừng tự nhiên thì rủi ro cấp độ 3,4,5 sẽ bao gồm các trường hợp sau:
- Rủi ro cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:
+ Dự báo nhiệt độ cao nhất ngày trên 35°c kéo dài liên tiếp không quá 35 ngày ở vùng 2;
+ Dự báo nhiệt độ cao nhất ngày trên 35°c kéo dài liên tiếp không quá 25 ngày ở vùng 3 hoặc vùng 4.
- Rủi ro cháy rừng cấp độ 4 gồm các trường hợp sau:
+ Dự báo nhiệt độ cao nhất ngày trên 35°c kéo dài liên tiếp trên 35 ngày ở vùng 3;
+ Dự báo nhiệt độ cao nhất ngày trên 35°c kéo dài liên tiếp trên 25 ngày ở vùng 4.
- Rủi ro cháy rừng cấp độ 5 xảy ra khi dự báo nhiệt độ cao nhất ngày trên 35°c kéo dài liên tiếp trên 35 ngày ở vùng 4.
Ai có trách nhiệm thông báo nhanh ngay khi phát hiện vụ cháy rừng tới Hạt Kiểm lâm?
Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT quy định về thông tin dự báo và phát hiện sớm cháy rừng như sau:
Thông tin dự báo và phát hiện sớm cháy rừng
....
3. Trách nhiệm thông báo khi có cháy rừng xảy ra
a) Chủ rừng, kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm thông báo nhanh ngay khi phát hiện vụ cháy rừng tới Hạt Kiểm lâm; Hạt Kiểm lâm cập nhật, thông báo nhanh tới Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh; Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh cập nhật, thông báo nhanh tới Cục Kiểm lâm.
b) Nội dung thông báo gồm: thời gian, địa điểm cháy; loại rừng, loài cây bị cháy; diễn biến và quy mô đám cháy; nhận định các tình huống khẩn cấp; công tác tổ chức chữa cháy rừng.
c) Thông báo nhanh thực hiện bằng các hình thức: văn bản, qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử, qua phần mềm báo cáo nhanh của lực lượng kiểm lâm hoặc bằng các phương tiện thông tin khác nhanh nhất có thể.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm thông báo nhanh ngay khi phát hiện vụ cháy rừng tới Hạt Kiểm lâm là Chủ rừng và kiểm lâm địa bàn.
Theo đó, chủ rừng, kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm thông báo nhanh ngay khi phát hiện vụ cháy rừng tới Hạt Kiểm lâm; Hạt Kiểm lâm cập nhật, thông báo nhanh tới Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh; Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh cập nhật, thông báo nhanh tới Cục Kiểm lâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?