Khi được bổ nhiệm chức danh kiến trúc sư hạng I thì viên chức có được đồng thời nâng bậc lương không?
- Kiến trúc sư hạng I phải đạt trình độ chuyên môn nghiệp vụ như thế nào mới đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật?
- Việc bổ nhiệm chức danh kiến trúc sư hạng I đối với viên chức nhà nước đủ điều kiện thuộc về cơ quan có thẩm quyền nào?
- Khi được bổ nhiệm chức danh kiến trúc sư hạng I thì viên chức có được đồng thời nâng bậc lương không?
Kiến trúc sư hạng I phải đạt trình độ chuyên môn nghiệp vụ như thế nào mới đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BXD-BNV quy định về tiêu chuẩn trình trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức nhà nước có chức danh kiến trúc sư hạng I như sau:
Kiến trúc sư hạng I - Mã số: V.04.01.01
..
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước về kiến trúc, quy hoạch xây dựng; nắm vững định hướng, nhiệm vụ phát triển kiến trúc, quy hoạch của ngành;
b) Am hiểu các thông tin kinh tế - kỹ thuật trong và ngoài nước, am hiểu tình hình sản xuất, trình độ công nghệ nói chung và tình hình sản xuất, trình độ công nghệ của ngành; nắm chắc và kịp thời các thành tựu và xu hướng phát triển trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch xây dựng, những tiến bộ về kiến trúc, quy hoạch quan trọng trong và ngoài nước;
c) Có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm về hoạt động kiến trúc, quy hoạch xây dựng và những kiến thức cơ bản của một số chuyên ngành kỹ thuật liên quan;
d) Có năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và đề xuất giải pháp hoặc tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực;
đ) Đã chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm định thiết kế bộ môn chuyên ngành hoặc là người tham gia chính của ít nhất một trong những đồ án dưới đây:
- 01 (một) đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh;
- 02 (hai) đồ án quy hoạch vùng tỉnh;
- 03 (ba) đồ án quy hoạch vùng liên huyện;
- 05 (năm) đồ án quy hoạch vùng huyện;
- 05 (năm) đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù.
Hoặc đã chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế hoặc là người tham gia chính của ít nhất 02 (hai) công trình cấp I hoặc 03 (ba) công trình cấp II.
Hoặc đã chủ trì (hoặc là người tham gia chính) ít nhất 01 đề tài khoa học và công nghệ hoặc 01 dự án sự nghiệp cấp quốc gia (hoặc chủ trì ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc 02 dự án sự nghiệp cấp bộ, cấp tỉnh) trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch đã được nghiệm thu ở mức đạt trở lên.
...
Để được bổ nhiệm chức danh kiến trúc sư hạng I thì yêu cầu viên chức nhà nước cần nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước về kiến trúc, quy hoạch xây dựng; nắm vững định hướng, nhiệm vụ phát triển kiến trúc, quy hoạch của ngành; am hiểu các thông tin kinh tế - kỹ thuật trong và ngoài nước;...và các tiêu chuẩn về trình độn chuyên môn nghiệp vụ khác theo quy định nêu trên.
Khi được bổ nhiệm chức danh kiến trúc sư hạng I thì viên chức có được đồng thời nâng bậc lương không? (Hình từ Internet)
Việc bổ nhiệm chức danh kiến trúc sư hạng I đối với viên chức nhà nước đủ điều kiện thuộc về cơ quan có thẩm quyền nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BXD-BNV quy định về thẩm quyền bổ nhiệm chức danh kiến trúc sự hạng I đối với viên chức đủ điều kiện như sau:
Thẩm quyền bổ nhiệm
1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng quyết định bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức ngành xây dựng hạng I.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức ngành xây dựng hạng II.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định hoặc ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp (hoặc ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trong trường hợp đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức xây dựng hạng III.
4. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức ngành xây dựng hạng IV.
Theo đó, Bộ Nội vụ sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng quyết định bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức nhà nước đủ điều kiện để được bổ nhiệm vào chức danh kiến trúc sư hạng I.
Khi được bổ nhiệm chức danh kiến trúc sư hạng I thì viên chức có được đồng thời nâng bậc lương không?
Căn cứ Điều 11 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BXD-BNV quy định về nguyên tắc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp như sau:
Nguyên tắc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp
1. Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành xây dựng phải căn cứ vào vị trí việc làm, chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhận và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư liên tịch này.
2. Việc bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp chuyên ngành xây dựng tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Theo quy định thì việc bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp chuyên ngành xây dựng tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Do đó, khi viên chức được bổ nhiệm vào chức danh kiến trúc sư hạng I thì không thể đồng thời nâng bậc lương viên chức được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?